Thời gian ngừng hoạt động: 29 giờ hay chỉ 30 phút? Lựa chọn để thay đổi và thành công
(Dân trí) - Khoảng thời gian tạm dừng hoạt động của các thiết bị, máy móc (thời gian chết) là một trong các yếu tố dẫn đến sự suy giảm hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.
Điện toán đám mây (Cloud Computing) liệu có phải là giải pháp tối ưu trong việc giảm thiểu thời gian chết dành cho các doanh nghiệp hiện nay, trong một thế giới kết nối và nhiều cạnh tranh?
Điện toán đám mây có là giải pháp ưu việt?
Từ khi xuất hiện những năm cuối thế kỉ 20 - đầu thế kỉ 21, điện toán đám mây trở thành một xu hướng quan trọng trong công nghệ thông tin và là lựa chọn được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng với khả năng lưu trữ dung lượng lớn thông tin, cho phép truy cập dễ dàng thông qua mạng Internet (IoT) và giúp tiết kiệm chi phí nhờ tính chia sẻ tài nguyên.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng theo xu hướng của Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cũng tăng tốc để số hóa việc vận hành kinh doanh của mình, trước hết là đầu tư các thiết bị kết nối. Theo thống kê của Cisco, lưu lượng IP toàn cầu ước tính sẽ tăng lên 3,3 zettabyte hàng năm, theo đó vào năm 2021 sẽ có khoảng 5,8 tỷ thiết bị kết nối Internet (số liệu tính đến năm 2020).
Nhu cầu ngày càng tăng cao của các thiết bị kết nối IoT đã tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ. Sự gia tăng về dữ liệu tạo nên những thách thức trong việc lưu trữ, xử lý, truyền dẫn dữ liệu, đảm bảo đồng thời tính chính xác, sự nhanh chóng và khả năng bảo mật cao. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các tác vụ với dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả hơn để dẫn đến những quyết định sáng suốt và kịp thời.
Trước yêu cầu đó, điện toán đám mây không còn là giải pháp hoàn hảo dành cho tất cả, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng và các hoạt động của doanh nghiệp đặt ra những thách thức dành cho điện toán đám mây. Trước đây, điện toán đám mây được thiết kế cho các ứng dụng cụ thể như email, các ứng dụng làm việc và truyền thông – nơi hiệu suất không phải là một điểm được chú ý. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thời đại kết nối IoT, hiệu suất là yếu tố tối quan trọng, cụ thể trong các phòng thử nghiệm thông minh, các địa điểm bán lẻ ứng dụng thực tế tăng cường (augmented reality), các bệnh viện có phòng giải phẫu kết nối và giường bệnh thông minh, ngân hàng số hay xe tự lái… Việc đưa trực tiếp dữ liệu từ các thiết bị lên đám mây tạo ra nhiều “lỗ hổng”, ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa việc vận hành của các tổ chức.
Thứ nhất, việc gửi tất cả dữ liệu lên đám mây có thể làm gia tăng độ trễ do quá trình truyền dẫn: đối với những ngành nghề tốc độ xử lý đóng vai trò vô cùng quan trọng như bệnh viện, ngân hàng, các phòng thí nghiệm…, việc dữ liệu bị chậm trễ có thể gây nên những sai lệch, chẳng hạn như thông tin về tỷ giá ngoại tệ của các ngân hàng không được cập nhật liên tục và chính xác theo từng phút, từng giờ, gây ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng và khách hàng. Hoặc, hệ thống thông tin bệnh án của bệnh nhân không truy xuất dữ liệu kịp thời khi khẩn cấp gây khó khăn cho công tác chữa trị tiếp theo.
Thứ hai, dữ liệu chưa được xử lý cùng với độ trễ trong quá trình truyền dẫn có thể gây ra hiện tượng ùn tắc dữ liệu, tắc nghẽn mạng dẫn đến dung lượng không được lấp đầy và từ đó yêu cầu nhiều băng thông hơn cho chất lượng truyền dẫn cao hơn.
Thứ ba, những nguy cơ về tính bảo mật khi điện toán đám mây là một “khu vực chung” và khả năng bị tấn công cao hơn nếu quá trình truyền dẫn dài hơn.
Những thách thức của điện toán đám mây đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của điện toán biên (Edge Computing) – cánh tay nối dài của điện toán đám mây, giải quyết những bài toán đặt ra dựa trên nền tảng tương tự nhưng có sự gia tăng về tốc độ xử lý, truyền dẫn và độ tin cậy.
Điện toán biên là một mạng lưới các trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu cục bộ, được thiết kế để đưa các ứng dụng và dữ liệu gần hơn với các thiết bị IoT và người dùng. Sự xuất hiện của giải pháp mới này chính là biểu hiện của việc dịch chuyển xu hướng từ kiến trúc tập trung sang kiến trúc phân tán trong môi trường IT.
Tuy nhiên, để có thể tối ưu hóa việc vận hành thông qua những đặc điểm nổi trội của điện toán biên, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ lưỡng và lựa chọn xây dựng một hạ tầng tại biên linh hoạt và thông minh, từ đó giảm thời gian chết và những gián đoạn trong quá trình truyền dẫn, xử lý dữ liệu. Những yêu cầu đó là gì và lợi ích ra sao?
Điện toán biên – Cánh tay nối dài của điện toán đám mây
Điện toán biên được phát triển để giải quyết các vấn đề mang tính “ngay lập tức”, những tác vụ đòi hỏi thực hiện trong thời gian thực. Tuy nhiên, các số liệu thực tế chỉ ra rằng, thời gian chết trung bình của một cơ sở điện toán biên là 29 giờ/năm, cao hơn rất nhiều so với một trung tâm dữ liệu là 30 phút/năm. Một phép tính đơn giản với hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn các mạng ngoại biên thì tổng thời gian chết tích lũy là vô cùng lớn. Điều này thực sự gây tổn hại đến doanh nghiệp, đặc biệt với các thiết bị, ứng dụng chạy tại biên được dùng để phân tích và xử lý riêng cho doanh nghiệp, đòi hỏi những phản hồi theo thời gian thực.
Nguyên nhân, cũng chính là thực trạng hiện nay của hệ thống cơ sở hạ tầng tại biên mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là không có khả năng giám sát từ xa, tại biên để phát hiện sớm và xử lý các sự cố phát sinh, không có sự dự phòng khi có tình huống bất ngờ. Đặc biệt trong thời kì IoT, các sản phẩm và giải pháp được kết hợp đồng bộ với nhau thì sự ổn định của một thiết bị sẽ tạo nên sự chắc chắn cho toàn bộ hệ thống và ngược lại.
Để cắt giảm thời gian chết, đảm bảo năng suất hoạt động mà vẫn tiết kiệm chi phí (so với việc xây dựng một trung tâm dữ liệu), yêu cầu tiên quyết nhất là tính linh hoạt trong xây dựng hạ tầng cơ sở các thiết bị IT tại biên, bằng việc ứng dụng những sản phẩm và công nghệ mới nhất. Hệ thống đề cao tính dự phòng, khả năng dễ dàng thiết lập theo tiêu chuẩn, tính bảo mật cao và giám sát từ xa.
Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp kiến trúc hạ tầng Trung tâm dữ liệu, từ đó giúp doanh nghiệp quản lý năng lượng hiệu quả, chuyển đổi số thành công và phát triển bền vững, APC by Schneider Electric mang đến bộ giải pháp điện toán biên toàn diện dành cho các doanh nghiệp, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, giải quyết ba vấn đề trụ cột ở trên, đảm bảo sự vận hành thông suốt và năng suất thông qua khả năng quản lý và giám sát từ xa, từ đó mang đến sự chắc chắn và đơn giản trong một thế giới kết nối.
APC by Schneider Electric kết hợp các sản phẩm bảo vệ nguồn năng lượng, thiết bị làm mát, giá đỡ và công cụ quản lý để hỗ trợ triển khai hạ tầng công nghê thông tin phân tán trong tất cả các môi trường từ các ứng dụng tại biên vừa và nhỏ đến các trung tâm dữ liệu đám mây siêu tốc với 4 giải pháp chính: EcoStruxure Micro Data Center, EcoStruxure Row Data Center, EcoStruxure Pod Data Center và EcoStruxure Modular Data Center.
Đặc biệt, trong năm nay, APC by Schneider Electric tập trung vào EcoStruxure Micro Data Center với sự ra mắt của một sản phẩm mới dòng C-series trong giữa năm 2020 tại Việt Nam, nâng cao hơn nữa sự đơn giản, linh hoạt và chắc chắn mang đến cho các doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm những giải pháp về điện toán biên, tìm hiểu thông tin tại: https://www.se.com/vn/vi/work/campaign/edge-computing.jsp
Trường Thịnh