Số hóa chuỗi cung ứng ngành F&B trong tương lai

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Số hóa tạo hộ chiếu điện tử cho sản phẩm "from farm to fork - từ nông trại đến bàn ăn". Đây là giải pháp tối ưu hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhờ dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người dùng.

Theo tập đoàn Schneider Electric, chuyên gia toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đang chuyển dịch từ chế độ sẵn sàng đổi mới trong đại dịch, sang tăng tốc số hóa giành lợi thế sớm vào năm 2023. Các doanh nghiệp phục hồi nhanh nhờ áp dụng công nghệ hiệu quả. Nếu chậm trễ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể phải nhận "bàn thua sớm" trước đối thủ dịch chuyển mạnh mẽ.

Để quản trị hiệu quả các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp trong ngành cần hướng tới số hóa đồng bộ và liền mạch từ nông trại và đơn vị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nhà máy sản xuất chế biến và đóng gói, đến hệ thống phân phối thành phẩm đầu ra,…

Số hóa tạo ra một hộ chiếu điện tử cho sản phẩm "from farm to fork - từ nông trại đến bàn ăn". Đây là giải pháp tối ưu hiệu suất và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhờ dễ dàng trao đổi dữ liệu trên đám mây giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Song việc số hóa chuỗi cung ứng phức tạp với nhiều thành phần, không hề đơn giản với đặc thù của ngành F&B. Ông Đồng Mai Lâm, - Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Cambodia cho hay, bất kỳ khoản đầu tư nào về công nghệ cũng nên hướng đến một nền tảng mở, dễ dàng kết nối với các phần mềm và cứng khác, đồng thời linh hoạt tùy theo từng mô hình chuỗi.

Theo đó, đồng hành với xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam, Schneider Electric mang đến kiến trúc EcoStruxure dành riêng cho ngành F&B với hơn 20 giải pháp toàn diện từ các sản phẩm được kết nối, điều khiển biên và ứng dụng, phân tích và dịch vụ, đáp ứng đa dạng nhu cầu của từng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Nông trại và đơn vị cung ứng nguyên vật liệu

Với đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, đạo đức trong kinh doanh thương mại và phúc lợi động vật, việc tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu phù hợp là rất quan trọng.

Số hóa chuỗi cung ứng ngành FB trong tương lai - 1
Đại diện Schneider Electric cho biết, giải pháp EcoStruxure Plant có thể giúp các đồn điền tăng năng suất 20 lần so với canh tác truyền thống (Ảnh: SE).

Việc này bắt đầu từ việc thu thập tất cả dữ liệu, thông tin về các thành phần trong sản phẩm, các chứng từ kiểm định liên quan và tạo ra một bản đồ liên kết tất cả các nhà phân phối, kể cả những người nông dân đơn lẻ - nấc thang xa nhất trong chuỗi cung ứng.

Tất cả dữ liệu thô này cần được thu thập theo thời gian thực, ví dụ như mỗi trạm thu mua sữa đang thu thập bao nhiêu lít mỗi ngày, nhiệt độ bao nhiêu, độ pH thế nào, bảo quản ra sao,... Tương tự như trang trại gia súc hoặc ngũ cốc, các thông tin này cần được quản lý bởi một hệ thống có thể điều khiển. Điều này sẽ duy trì và cải thiện sản lượng sản phẩm, chẳng hạn như hệ thống AVEVA Insight giúp thu thập các thông số theo thời gian thực tại nhiều địa điểm khác nhau.

Số hóa sẽ giúp các nông trại đạt được giá trị kinh tế hiệu quả hơn, có trách nhiệm và bền vững. Đại diện Schneider Electric cho biết, giải pháp EcoStruxure Plant đã giúp các đồn điền trồng hương liệu vani ở Australia tăng năng suất 20 lần so với canh tác truyền thống, bằng cách tạo lập và kiểm soát chặt chẽ môi trường nhân tạo tối ưu cho cây phát triển. Các cánh đồng ở Pháp cũng tăng 20% năng suất và New Zealand tiết kiệm 50% năng lượng ngay vụ mùa đầu tiên, khi tích hợp giải pháp tưới tiêu và quản lý nước EcoStruxure Geo SCADA Expert.

Nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống

Nhà máy sản xuất được xem là hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng để tạo ra lợi nhuận. Do đó, tự động hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa việc quản lý máy móc là yếu tố chính của ngành công nghiệp F&B thế hệ mới. Trong tương lai, các giải pháp số hóa tiến tới nhà máy thông minh sẽ giúp mở rộng quy mô và thúc đẩy hiệu suất với tốc độ chưa từng có.

Số hóa chuỗi cung ứng ngành FB trong tương lai - 2
Nhà sản xuất máy thực phẩm công nghiệp Indonesia Berto Coffee Roaster lắp đặt giải pháp EcoStruxure Machine (Ảnh: SE).

Theo đại diện Schneider Electric, các doanh nghiệp sẽ cần tối ưu hóa thiết bị để rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, giảm rủi ro và thời gian ngừng hoạt động do sự cố.

Khi nhà sản xuất máy thực phẩm công nghiệp Indonesia Berto Coffee Roaster cần hiện đại hóa hệ thống để đón đầu cơ hội trong ngành chế biến cà phê, họ đã lắp đặt giải pháp EcoStruxure Machine bao gồm EcoStruxure Machine SCADA Expert và EcoStruxure Machine Advisor. Điều này giúp nhân viên vận hành có thể đảm bảo máy rang cà phê đúng tiêu chuẩn, điều khiển máy từ xa theo thời gian thực cũng như nhận được thông báo ngay lập tức khi xảy ra lỗi. Nhờ đó, doanh nghiệp giảm được 50% thời gian bảo trì, 20% chi phí với tỷ suất hoàn vốn lên đến 173%.

Ở bước tiếp theo, khi sản phẩm đi vào và ra khỏi nhà máy, doanh nghiệp cần truy xuất nguồn gốc toàn diện của sản phẩm đó, chẳng hạn như nguyên vật liệu nào từ lô nào đã được sử dụng cho thứ tự các đơn hàng sản xuất nào. Như vậy, khi sản phẩm được hoàn tất và sẵn sàng được phân phối ra thị trường, nhà sản xuất sẽ nắm được tất cả các thông tin để từ các nguyên vật liệu thô trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh như thế nào.

"Giải pháp EcoStruxure Traceability Advisor sẽ hỗ trợ nhà sản xuất bằng cách cung cấp dãy số series duy nhất cho từng sản phẩm. Dựa vào đó, mỗi sản phẩm sẽ được truy vết trên toàn bộ chuỗi cung ứng, cho đến tận từng thùng carton và từng pallet và xác lập mối tương quan giữa chúng để kiểm tra và theo dõi", đại diện Schneider Electric cho biết.

Hệ thống vận chuyển và trung tâm phân phối thành phẩm

Đại diện Schneider Electric cho rằng, chi phí logistics ở Việt Nam chiếm tới 20% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới. Trong một ngành mà nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm hay thay đổi đi kèm với đòi hỏi phải duy trì chất lượng sản phẩm qua nhiều công đoạn vận chuyển như F&B, chi phí này càng cao hơn. Tuy nhiên, tính linh hoạt trong hoạt động vận chuyển và phân phối có thể được cải thiện nhờ sức mạnh công nghệ.

Trong một tương lai không xa của công nghệ số hóa với hệ thống mở và ứng dụng phần mềm cùng với khái niệm universal automation (tự động hóa vạn năng), việc lập trình tự động hóa cho phép kỹ sư có thể thêm giải pháp, từ nhiều nhà cung cấp vào dây chuyền hiện có một cách nhanh hơn.

"Với giải pháp EcoStruxure Automation Expert mà Schneider Electric đã triển khai ở Trung tâm Phân Phối Thông Minh (TTPPTM) tại Thượng Hải, việc sửa đổi các băng tải cho phù hợp đã trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. TTPPTM đã có thể chẩn đoán và xác định các lỗi nhanh hơn đến 4 lần, giảm 45% tỷ lệ sản phẩm trên dây chuyền đang bị sự cố, nhờ đó xuất lượng tăng 5,3%", đại diện Schneider Electric chia sẻ.

Số hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tạo ra cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp trong ngành F&B. Bằng cách tận dụng những cơ hội mới số hóa mang lại, các doanh nghiệp F&B có thể tạo nên sự khác biệt tạo đà tăng trưởng bền vững trong tương lai.