1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Những cột mốc của Apple trên đường trở thành "bá chủ" thế giới

(Dân trí) - Mới đây, Apple đã trở thành hãng công nghệ đầu tiên cán mốc giá trị 1 nghìn tỷ USD, chính thức vượt qua Amazon và Alphabet (Google) trong “cuộc đua tam mã”. Cùng nhìn lại những mốc thời gian đáng chú ý trên chặng đường tạo nên lịch sử của Apple.

Cột mốc "nghìn tỷ" mà Apple đặt được càng thêm phần ấn tượng khi xét tới việc Apple là người có xuất phát điểm chậm hơn 2 đối thủ cạnh tranh. Tại thời điểm Steve Jobs trở lại nhậm chức CEO năm 1997, công ty thậm chí gặp khó khăn và đứng trước nguy cơ "phá sản" trước sự thống trị gần như tuyệt đối của Microsoft và các đối tác.

Hoàn cảnh lúc bấy giờ của Apple khiến Michael Dell - người sáng lập của tập đoàn Dell, có lần phải thú nhận: "Tôi sẽ đóng cửa Apple và trả tiền cho các nhà đầu tư nếu tôi là Steve."

Thế nhưng nhờ sự chèo lái tài ba của huyền thoại Steve Jobs, và người kế nhiệm của ông sau này là Tim Cook, Apple không chỉ vượt qua thử thách, mà còn thiết lập vị thế thống trị của mình trong nhiều lĩnh vực công nghệ, được thể hiện qua nhiều cột mốc đáng nhớ.

Apple được thành lập ngày 1/4/1976 với 2 thành viên là Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California.
Apple được thành lập ngày 1/4/1976 với 2 thành viên là Steve Jobs và Steve Wozniak tại Los Altos, California.

Logo đầu tiên của Apple lấy ý tưởng một người đàn ông đang đọc sách dưới gốc cây táo, và một quả táo được làm nổi bật ở phía trên.
Logo đầu tiên của Apple lấy ý tưởng một người đàn ông đang đọc sách dưới gốc cây táo, và một quả táo được làm nổi bật ở phía trên.

Sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc máy tính Apple I, bao gồm một bo mạch chủ, một bộ vi xử lý và một vài linh kiện điện tử khác. Sản phẩm có vỏ máy tính được tự chế bằng gỗ.
Sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc máy tính Apple I, bao gồm một bo mạch chủ, một bộ vi xử lý và một vài linh kiện điện tử khác. Sản phẩm có vỏ máy tính được tự chế bằng gỗ.

Lúc mới thành lập, Wozniak phụ trách mảng sản xuất và lắp ráp. Jobs đảm nhiệm công việc kinh doanh. Steve Jobs sau đó đã giới thiệu Mike Markkula - một nhà đầu tư thiên thần và hoạt động như một nhân viên thứ 3 của Apple.

Apple chính thức hợp nhất vào năm 1977, nhờ định hướng của chính Markkula. Người này thậm chí đóng góp và có vai trò quan trọng hơn cả Steve Jobs. Ông cũng được sở hữu 1/3 số cổ phần tại Apple. Năm 1977, mẫu Apple II do Wozniak chế tạo cũng đã mang lại tiếng vang lớn cho Apple, dù nó có mức giá "trên trời".

Sang đến năm 1978, Apple lần đầu tiên có một văn phòng chính thức với nhiều nhân viên và hàng loạt máy tính Apple II.

Những nhân viên đời đầu của Apple.
Những nhân viên "đời đầu" của Apple.

Năm 1980, Apple tung ra mẫu Apple III, nhưng họ bị hụt hơi trước cuộc đua với 2 gã khổng lồ là IBM và Microsoft. Jobs lúc bấy giờ nghĩ rằng công ty phải tìm một hướng đi mới.

Jobs khởi xướng một dự án thứ 2 mang tên Apple Macintosh, và được sự ủng hộ của đông đảo đồng nghiệp, nhà đầu tư. Sản phẩm hướng tới đối tượng là những chuyên gia đồ họa, và tất nhiên là có giá bán rất cao.

Máy Macintosh nhanh chóng có được doanh số cao, nhưng vẫn chưa đủ cho Apple để có thể đánh bại sự thống trị của IBM. Điều này gây ra mâu thuẫn nội bộ và Apple bị chia tách thành hai phe: Những người theo Jobs cùng dự án Macintosh, và những người theo John Sculley - CEO mới của Apple, trong việc tìm ra hướng đi mới.

John Sculley (giữa) đã có những xung đột nhất định về mặt định hướng với Steve Jobs và Steve Wozniak.
John Sculley (giữa) đã có những xung đột nhất định về mặt định hướng với Steve Jobs và Steve Wozniak.

Điều gì sẽ tới rồi cũng phải tới. Năm 1985, "phe" của Sculley chiến thắng và buộc Jobs phải ngừng dự án của ông. Jobs tức giận và rời công ty, đồng thời sáng lập ra NeXT - một công ty máy tính độc lập. Ít lâu sau đó, Wozniak cũng rời Apple, nói rằng định hướng của công ty là sai lầm.

Với sự ra đi của Jobs và Wozniak, Sculley thỏa sức xây dựng "đế chế" cho riêng mình tại Apple. Ban đầu, mọi thứ rất trơn tru. Apple giới thiệu mẫu laptop PowerBook và hệ điều hành System 7 năm 1991. System 7 về cơ bản là phiên bản màn hình màu của Macintosh, và phát triển từ đó tới nay, trước khi chuyển tên thành OS X.

Năm 1990, mặc dù Apple đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, nhưng Sculley vẫn gặp sai lầm khi dành quá nhiều tâm sức cho System 7 và phát triển nó theo nền tảng vi xử lý của IBM thay vì Intel. Trong khi đó, chip của Intel dần trở nên phổ biến vì có giá rẻ hơn, hiệu năng tốt hơn.

Sculley một mình chèo lái con tàu Apple, nhưng gặp phải đối thủ quá lớn và đưa ra lựa chọn sai lầm.
Sculley một mình chèo lái con tàu Apple, nhưng gặp phải đối thủ quá lớn và đưa ra lựa chọn sai lầm.

Ở phía đối diện, Microsoft với sự lãnh đạo của Bill Gates đang dần "vào phom" và cho thấy sự hiệu quả đáng kể từ phần mềm Windows. Điểm yếu của Macintosh đó là hạn chế về phần mềm và máy tính có giá đắt, đều được Microsoft giải quyết triệt để.

Hệ quả là Sculley mất việc vào tay của Gil Amelio năm 1996. Amelio cũng chẳng khá hơn, nhưng ông có một quyết định sáng suốt đó là mua lại công ty NeXT của Steve Jobs, qua đó chính thức đưa "huyền thoại" trở lại với công ty.

Steve Jobs trở lại Apple, và trở thành CEO ít lâu sau đó.
Steve Jobs trở lại Apple, và trở thành CEO ít lâu sau đó.

Với những đóng góp của mình cho Apple, Steve Jobs đủ xứng đáng ngồi lên chiếc ghế CEO một thời gian ngắn sau đó.

Dưới triều đại mới của Jobs, công ty cạnh tranh sòng phẳng với Microsoft, và cũng mở ra nhiều quan hệ hợp tác lâu dài. Chính Microsoft là người đã đầu tư 150 triệu USD vào dự án của Apple năm 1997.

Tuy nhiên, chiến thắng lớn nhất dành cho Apple nói riêng - và có lẽ toàn bộ ngành công nghệ nói chung - đến từ việc công ty cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007. Với sản phẩm này, Apple liên tục gặt hái được thành công và "đạp đổ" hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.

Steve Jobs trở thành huyền thoại tại Apple nhờ chiếc iPhone.
Steve Jobs trở thành "huyền thoại" tại Apple nhờ chiếc iPhone.

Nguyễn Nguyễn