Nhìn lại quá trình “biến hoá” của 7 nền tảng di động iOS

(Dân trí)-Khi iOS 7 được giới thiệu tại WWDC vào ngày hôm qua, CEO Tim Cook của Apple đã tuyên bố đây là sự thay đổi lớn nhất kể từ khi iOS lần đầu tiên được trình làng. Cùng nhìn lại “sự tiến hóa” của iOS trong suốt 6 năm qua để nhận ra sự thay đổi này.

Nhìn lại quá trình “biến hoá” của 7 nền tảng di động iOS

Khi Apple giới thiệu phiên bản iPhone đầu tiên vào năm 2007, nền tảng di động iOS vào thời điểm đó mang tên iPhone OS, bởi lẽ Apple ban đầu chỉ muốn cho phép iPhone sử dụng nền tảng được tối ưu dành cho màn hình cảm ứng này.

Apple đã mô tả giao diện trên nền tảng di động của mình là “hoàn toàn mới” với “phần mềm tiên phong”. iPhone OS vào thời điểm đó cung cấp các ứng dụng như Google Maps, iTunes, trình duyệt web Safari, thời tiết (Weather), cổ phiếu, mail, lịch, camera và photo, máy tính…

Một trong những ấn tượng trên phiên bản iPhone OS đầu tiên chính là hệ thống các biểu tượng được thiết kế một cách đẹp mắt nhưng đơn giản và được xem là nền tảng di động tiên phong vào thời điểm bấy giờ, với khả năng tối ưu hoàn toàn cho thiết bị với màn hình cảm ứng.

Nhìn lại quá trình “biến hoá” của 7 nền tảng di động iOS

Tháng 7/2008, người dùng có cơ hội trải nghiệm nền tảng iPhone OS phiên bản 2.0, chỉ 5 tháng sau khi Apple có quyết định quan trọng khi cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng để hoạt động trên nền tảng di động của mình.

Được ra mắt cùng với phiên bản iPhone 3G, iPhone OS 2.0 được kèm theo kho ứng dụng App Store để có thể cài đặt thêm các ứng dụng bên cạnh các ứng dụng sẵn có. Cùng vào thời điểm này, iPhone OS không còn là nền tảng độc quyền trên iPhone mà còn được trang bị cho chiếc máy nghe nhạc iPod touch.

“Chúng tôi rất vui về việc tạo ra một cộng đồng các nhà phát triển bên thứ 3 có khả năng tạo ra hàng ngàn ứng dụng riêng cho iPhone và iPod touch”, Steve Jobs tuyên bố về sự ra đời của kho ứng dụng App Store.

Tính đến sự kiện ngày hôm qua, Apple cho biết kho ứng dụng App Store đã cán mốc 50 tỷ lượt download ứng dụng, một con số ấn tượng.

Nhìn lại quá trình “biến hoá” của 7 nền tảng di động iOS
Phiên bản iPhone OS 3.0, Apple tập trung cải tiến vào những tính năng sẵn có trên nền tảng di động này. Phiên bản 3.0 được trang bị thêm những tính năng cần thiết như cắt/dán nội dung, tính nhắn đa phương tiện MMS, quay video, la bàn, ghi âm, tính năng điều khiển bằng giọng nói cơ bản…

Đến tháng 4/2010, Apple giới thiệu phiên bản 3.2 và hỗ trợ cho cả máy tính bảng iPad.

Đến phiên bản thứ 4, iPhone OS chính thức đổi tên sang iOS và được ra mắt vào mùa hè năm 2010.

Đến phiên bản thứ 4, iPhone OS chính thức đổi tên sang iOS và được ra mắt vào mùa hè năm 2010.

Phiên bản iOS 4 được xem là một trong những phiên bản bước ngoặt của nền tảng iOS, với các tính năng mới như FaceTime để gọi điện video, kiểm tra chính tả, hỗ trợ đa nhiệm cho các ứng dụng của bên thứ 3, ứng dụng quản lý thư mục, ứng dụng iBoooks…

“iOS 4 là phiên bản quan trọng thứ 4 của nền tảng di động tiên tiến nhất trên thế giới”, Steve Jobs tuyên bố trong sự kiện ra mắt phiên bản iOS mới. “Chúng tôi cung cấp hơn 100 tính năng mới cho những người dùng sản phẩm của mình”.

Đến tháng 11/2010, Apple tiếp tục ra mắt phiên bản iOS 4.2 dành cho máy tính bảng iPad và phiên bản iOS 4.3 được ra mắt vào tháng 3/2011 để khắc phục một vài lỗi gặp phải trên các phiên bản trước đó.

Đến phiên bản thứ 4, iPhone OS chính thức đổi tên sang iOS và được ra mắt vào mùa hè năm 2010.

iOS 5 được Steve Jobs ví như là nền tảng di động “đốt cháy thời kỳ của máy tính cá nhân”, cung cấp các tính năng cho phép người dùng kích hoạt và thiết lập thiết bị chạy iOS mà không cần phải thông qua máy tính.

Cùng với iOS 5 là sự ra mắt của dịch vụ đám mây iCloud, càng giúp cho người dùng nền tảng iOS không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp của máy tính và có thể đồng bộ hóa không dây các nội dung, dữ liệu, email, địa chỉ liên lạc, nhạc… trên toàn bộ các thiết bị của Apple.

Điểm cải tiến đáng chú ý nhất trên iOS 5 chính là “trợ lý ảo” Siri, một trong những bước tiên phong mà Apple đạt được. Apple gọi Siri là “trợ ký ảo thông minh giúp người dùng giải quyết mọi việc chỉ bằng cách yêu cầu”.

Bên cạnh đó, Apple cho biết iOS 5 cung cấp hơn 200 tính năng mới và tích hợp thêm chia sẻ qua mạng xã hội Twitter.

Đến phiên bản thứ 4, iPhone OS chính thức đổi tên sang iOS và được ra mắt vào mùa hè năm 2010.

Đến tháng 9/2012, Apple tiếp tục cung cấp cho người dùng iOS thêm 200 tính năng mới với sự ra mắt của phiên bản iOS 6.0.

Một trong những cải tiến mới trên iOS 6.0 chính là ứng dụng bản đồ của riêng Apple và “đá” ứng dụng nổi tiếng Google Maps ra khỏi nền tảng di động của mình, tuy nhiên, đây lại là một trong những sai lầm nghiêm trọng và đáng quên nhất của Apple khi ứng dụng Maps của “quả táo” lại là một trong những “thảm họa” với hàng loạt lỗi ngớ ngẩn không thể chấp nhận được.

iOS 6 cũng được tích hợp sâu hơn với mạng xã hội Facebook và cải thiện thêm cho trợ lý ảo Siri. Nền tảng di động mới này cũng lần đầu tiên hỗ trợ kết nối mạng 4G LTE.

Đến phiên bản thứ 4, iPhone OS chính thức đổi tên sang iOS và được ra mắt vào mùa hè năm 2010.

Ra mắt tại sự kiện WWDC diễn ra vào ngày hôm qua, iOS 7 được Apple gọi là sự thay đổi lớn nhất kể từ khi phiên bản này lần đầu tiên được giới thiệu.

Sự thay đổi dễ dàng nhận ra nhất trên iOS 7 đó chính là thiết kế mới, với phong cách thiết kế theo dạng phẳng, đơn giản nhưng hiện đại và tinh tế. 

Bên cạnh đó là tính năng Control Center cho phép người dùng dễ dàng thay đổi các thiết lập trên thiết bị, như tắt/mở Wifi, tắt/mở đèn flash, điều chỉnh chế độ chơi nhạc… người dùng có thể truy cập chức năng Control Center từ bất kỳ ứng dụng nào.

Với iOS 7, Apple cũng đã cải thiện hơn chức năng đa nhiệm, hỗ trợ các ứng dụng một cách thông minh hơn để giúp kích hoạt các ứng dụng nhanh hơn nhưng không làm ảnh hưởng đến thời lượng của pin.

iOS 7 cũng lần đầu tiên được trang bị tính năng AirDrop trên nền tảng OS X, cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ không dây dữ liệu với các thiết bị khác.

T.Thủy