Nhậm Chính Phi và “sứ mệnh” đào tạo nhân tài ICT

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nhậm Chính Phi khởi nghiệp ở tuổi 44 với số vốn chỉ 3.300 USD nhưng đã xây dựng được một “đế chế” Huawei khổng lồ. Một trong những “lá bài” quan trọng nhất của ông là luôn đặt ra cho mình “sứ mệnh” phải đào tạo nguồn nhân lực ICT tài giỏi.

Ngành ICT đầy “màu mỡ” cần ươm mầm cho nhân tài

Chính “sứ mệnh” này đã thôi thúc Nhậm Chính Phi thành lập riêng hệ thống trường Đại học mang tên Huawei. Nơi đây là cái nôi đào tạo ra những nhân tài ICT, những nhân viên Huawei muốn được tham gia các khóa học từ cơ bản đến nâng cao đều được tham gia học tập tại đây. Tuy nhiên, Nhậm Chính Phi còn muốn đem nguồn lực của mình để xây dựng một xã hội mạnh mẽ về “tài nguyên” ICT trên toàn thế giới, không chỉ riêng trong nội bộ Huawei.

Nói về tương lai của ngành ICT mà Huawei đang mong chờ, ông Nhậm Chính Phi đã từng chia sẻ với báo giới, rằng xã hội loài người đã có một bước nhảy vọt trong 30 năm qua. Trước đây, rất khó để gọi một cuộc điện thoại vượt đại dương. Sau đó, do phát minh ra cáp quang, thông tin di động và băng thông rộng, ngày nay đã bước vào một xã hội kết nối toàn diện và xã hội đám mây.

Tôi tin rằng sự phát triển trong tương lai của xã hội thông minh là vô cùng lớn. Xã hội thông minh có thể hoàn toàn thông minh, nên luồng thông tin rất lớn. Không phải một công ty, cũng không phải một quốc gia có thể chống đỡ thế giới, bởi vì thế giới muôn hình muôn vẻ.

Nhậm Chính Phi và “sứ mệnh” đào tạo nhân tài ICT - 1
Ông Nhậm Chính Phi đã đích thân đến thăm các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác đào tạo ICT

“Lý tưởng của Huawei là trở thành công ty kết nối tốt nhất để kết nối thông tin, để kết nối đó trở nên thông minh, để những nội dung đầy màu sắc có thể kết nối với nhau. Cũng giống như “mảnh đất đen”, cho phép người khác trồng “ngô”, “đậu”, “lạc”, “khoai tây” trên đó. Chúng tôi cam kết cung cấp một nền tảng như vậy. Nhưng chúng tôi muốn thiết lập một nền tảng hợp nhất với tất cả các công ty trên thế giới”, Nhậm Chính Phi trả lời phỏng vấn của báo giới Hàn Quốc.

Chính vì tầm nhìn về tương lai của ngành ICT đầy “màu mỡ” như vậy nên Nhậm Chính Phi và Huawei đã luôn ủng hộ một hệ sinh thái tài năng ICT mở, chia sẻ, mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Năm 2013, Huawei đã khởi động Học viện ICT (ICT Academy), một dự án hợp tác giữa trường học và doanh nghiệp liên quan đến các cơ sở giáo dục đại học, để giúp xây dựng hệ sinh thái tài năng đó. Trong sáu năm qua, Huawei đã đầu tư rất nhiều vào việc khám phá thực tiễn với các trường đại học và cao đẳng và nhân rộng những kinh nghiệm thành công.

Huawei đã xây dựng một chuỗi cung ứng nhân tài bao gồm toàn bộ quá trình học tập, chứng nhận và việc làm - bằng cách hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành và đổi mới mô hình phát triển nhân tài dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp. Huawei giúp các trường đại học ươm mầm tài năng ICT đáp ứng các yêu cầu của ngành, cung cấp nhân tài chất lượng cao cho sự phát triển của ngành.

Đến cuối năm 2019, Học viện ICT Academy của Huawei đã được triển khai tại Trung Quốc, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, châu Á, Mỹ Latin, Nam Thái Bình Dương, với 72 quốc gia.

Ước vọng được nuôi dưỡng nhân tài của Nhậm Chính Phi đã thúc đẩy Huawei bắt tay hợp tác với tổng cộng 927 trường cao đẳng và đại học trên thế giới, hơn 45.000 sinh viên được đào tạo mỗi năm. Năm 2019, Huawei và hơn 1.300 đối tác đã phối hợp tổ chức 51 hội chợ tài năng trên khắp thế giới, thu hút hơn 21.000 sinh viên và cung cấp hơn 3.600 nhân sự ICT chất lượng cao cho ngành.

Huawei ICT Academy 2.0 với “sứ mệnh” đào tạo 2 triệu nhân tài ICT

Mặc dù chúng ta đang dần tiến tới một thế giới kỹ thuật số nhưng khoảng cách giữa các vị trí tuyển dụng ICT và số lượng kỹ sư có thể đáp ứng những nhu cầu cần thiết để tạo ra một thế giới luôn kết nối đang ngày càng rộng ra.

Đến năm 2025, 85% các ứng dụng kinh doanh sẽ dựa trên nền tảng đám mây và 97% các công ty lớn sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo AI. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không có đủ kỹ sư đủ trình độ để vận hành những công nghệ này nếu chúng ta không bắt đầu hành động ngay bây giờ.

Trước nhu cầu cấp thiết đó, đầu năm nay, Huawei đã nâng cấp hệ thống đào tạo nhân tài ICT lên 1 cấp độ mới với chương trình ICT Academy 2.0, với nhiệm vụ đào tạo 2 triệu chuyên gia ICT trong vòng 5 năm tới bằng cách hợp tác với các trường đại học.

Chương trình ICT Academy của Huawei đã hợp tác với nhiều trường trên thế giới, trong đó có nhiều trường đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc, như Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Phúc Đán, cũng như các trường đại học nổi tiếng thế giới, bao gồm Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moscow Bauman, Đại học Malaya (Malaysia) và Đại học New South Wales (Úc), Trường Polytech Nice Sophia (Pháp) và các trường cao đẳng kỹ thuật khác.

Đây là một phần trong sáng kiến hòa nhập kỹ thuật số của Huawei, TECH4ALL, nhằm mở rộng lợi ích của công nghệ kỹ thuật số cho mọi người, ở mọi nơi.

Theo kế hoạch 5 năm, để “sản sinh” ra những thiên tài ICT, Huawei cho biết sẽ liên tục cập nhật các giải pháp hợp tác giữa nhà trường-doanh nghiệp trong các công nghệ tiên tiến, như 5G và Trí tuệ nhân tạo (AI). Để đạt được mục tiêu này, Huawei cho biết sẽ thành lập Quỹ Khuyến khích Phát triển Học viện ICT Huawei (ADIF), với tổng vốn đầu tư ít nhất 50 triệu USD trong vòng 5 năm tới.

Nhậm Chính Phi và “sứ mệnh” đào tạo nhân tài ICT - 2

Hank Stokbroekx, Phó Chủ tịch Dịch vụ Doanh nghiệp, Huawei Enterprise BG, cho biết: “Huawei sẽ tiếp tục thành lập thêm học viện ICT Academy. Hàng năm, chúng tôi sẽ xây dựng 600-1.000 học viện ICT Acamedy. Bằng cách đó, chúng tôi mong muốn mang lại lợi ích cho nhiều giáo viên và sinh viên đại học hơn trong thế giới kỹ thuật số, cho phép nhiều người hơn được hưởng nền giáo dục chất lượng cao và bình đẳng, nâng cao kỹ năng kỹ thuật số và tạo động lực mới cho ngành.

“Việc ra mắt Chương trình Học viện ICT Acamedy 2.0 đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển hệ sinh thái nhân tài của Huawei. Trong tương lai, Huawei sẽ tăng cường hợp tác với tất cả các bên trong hệ sinh thái, tăng cường đầu tư và đẩy nhanh việc xây dựng một hệ sinh thái tài năng bền vững, toàn diện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành”, ông Hank Stokbroekx nhấn mạnh.

Với Huawei, đào tạo phải gắn liền với chất lượng. Chính vì vậy, sau khi được đào tạo trong chương trình ICT Academy, sinh viên sẽ trải qua kỳ thi chứng chỉ của Huawei. Kỳ thi này là một phương tiện quan trọng để kiểm tra thành tích học tập của sinh viên và rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng phát triển tài năng của Học viện ICT Academy Huawei.

Theo ông Hank Stokbroekx, đối với sinh viên, chứng chỉ Huawei có thể cải thiện khả năng cạnh tranh việc làm của họ. Đối với các trường đại học, chứng nhận của Huawei có thể cải thiện tỷ lệ việc làm của các trường. Đối với doanh nghiệp, chứng chỉ Huawei có thể giảm chi phí đào tạo của doanh nghiệp.

Nhậm Chính Phi và “sứ mệnh” đào tạo nhân tài ICT - 3
Đào tạo gắn liền với thực hành là sứ mệnh mà Huawei muốn tập trung để đào tạo nhân tài ICT

Huawei đặt mục tiêu của việc ươm mầm tài năng là chuyển giao nhân lực cho ngành ICT. Chính vì vậy, hãng luôn đặt yêu cầu nâng cao năng lực thực hành của sinh viên và khả năng cạnh tranh việc làm yếu tố then chốt trong quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng năm 2020 của Bộ Thông tin & Truyền thông, tổng doanh thu lĩnh vực công nghệ ICT 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ICT chiếm 81,5%. Điều đó cho thấy, ngành ICT vẫn là “mảnh đất màu mỡ” của Việt Nam.

Tuy nhiên, dù nền kinh tế số của Việt Nam trong năm 2020 đã được ghi nhận có nhiều sự phát triển mạnh mẽ trong 12 lĩnh vực chính như: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính, Gọi xe-thức ăn, Chăm sóc sức khỏe…, nhưng những lĩnh vực này đều cho thấy sự “khan hiếm” nhân lực ICT.

Có thể nói CNTT luôn được đánh giá là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam, khi các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng. Theo trang tuyển dụng TopDev, trong năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ICT, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính cả nước sẽ thiếu tới 500.000 nhân lực ICT trong năm 2021.

Bộ GD&ĐT đã đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT. Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục cần chủ động phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp ICT tự đánh giá các chương trình đang được đào tạo tại cơ sở, điều chỉnh lại nội dung môn học theo khuôn khổ của chương trình khung, cập nhật nội dung mới đưa vào giảng dạy; chủ động khai thác các phần mềm chuyên dụng quốc tế, công nghệ cao vào giảng dạy; thành lập hội đồng trường trong các trường ĐH, CĐ có sự tham gia của doanh nghiệp...

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm