Máy tính Casio giả - Hiểm họa rình rập
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, những con số chi phối đời sống chúng ta một cách mạnh mẽ nhất. Một sai số nhỏ cũng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khôn lường.
+ Kết quả bài thi của một học sinh sẽ ra sao khi tính toán bị sai số?
+ Một ngân hàng uy tín sẽ lãnh nhận hậu quả gì khi giao dịch bị sai số?
+ Mối quan hệ giao dịch sẽ ra sao khi những trao đổi, buôn bán hàng ngày bị sai số?
Vậy nên hầu hết các tính toán giao dịch và phức tạp đều phụ thuộc vào máy tính. để có những con số chính xác, chúng ta đã gửi trọn niềm tin vào chiếc máy tính.
Thế nhưng: theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang tăng từ 3.000 vụ đến 5.000 vụ mỗi năm. Không chỉ gia tăng về số lượng vụ việc, phương thức và thủ đoạn của các đối tượng vi phạm được tổ chức tinh vi gây không ít khó khăn cho công tác quản lý thị trường, gây thiệt hại lớn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Chỉ riêng máy tính Casio, theo số liệu từ Cơ quan Quản lý Thị trường, từ năm đầu 2015 đến nay hơn 56 vụ mua bán hàng giả, hàng nhái đã được phát hiện tại Việt Nam với số lượng máy tính Casio giả, nhái bị tiêu hủy lên đến hơn 2.002 máy, trị giá gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của cơ quan chức năng tình trạng hàng giả, hàng nhái Casio vẫn không chấm dứt mà ngày càng tinh vi và phức tạp.
Những máy tính Casio giả này không chỉ có chất lượng kém, mà còn thường xuyên gặp những trục trặc như chữ số ngược, màn hình nhòe số thậm chí cho ra những kết quả sai trong quá trình tính toán.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là nhiều khách hàng mua nhằm máy tính giả nhưng không hề biết, họ chỉ nghĩ là do tính toán sai, khi mang đến trung tâm bảo hành mới biết máy giả. Từ đầu năm 2014 đến nay, Công ty CP Xuất Nhập khẩu Bình Tây (BITEX) - đơn vị phân phối độc quyền máy tính Casio tại VN - tiếp nhận nhiều trường hợp phụ huynh mang máy tính Casio đến bảo hành/sửa chữa nhưng đều là hàng giả. Phụ huynh em Nguyễn Bảo Khang (lớp 9/2 Trường THCS Phan Sào Nam, Q3, TPHCM) mang một chiếc máy tính Casio fx-570ES đến bảo hành, cho biết đã mua tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Tri Phương (Q5) nhưng sử dụng chưa đầy hai tháng đã hỏng. Tương tự, anh Nguyễn Duy Khánh, phụ huynh em Nguyễn Trang Thi (lớp 8 THCS Bàn Cờ, Q3) mua một chiếc máy fx-570MS, sử dụng hơn 1 tháng thì gặp sự cố: màn hình chỉ hiện một nửa chữ số. Nghi máy hết pin, anh Khánh tự thay pin nhưng vẫn không khắc phục được nên đành tìm đến đơn vị bảo hành - Công ty BITEX để sửa. Theo anh Lý Thành Công, bộ phận bảo hành của BITEX chiếc máy tính này được làm giả rất tinh vi, có tem nhái giống hệt tem chống hàng giả của Casio. Tuy nhiên, bo mạch bên trong làm rất thô sơ, được lắp ráp thủ công.
Do lợi nhuận thúc đẩy, một số đối tượng sản xuất đã sử dụng các linh kiện kém chất lượng để sản xuất máy tính Casio giả, bán với giá thấp hơn để thu hút khách hàng bất chấp những thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Không chỉ là những thiệt hại về kinh tế khi các doanh nghiệp sử dụng máy tính bị nhòe, mất nét, pin yếu, tính toán sai ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà đối với các học sinh, máy tính giả còn có thể khiến các em mất niềm tin vào kết quả học tập vì máy tính là người bạn đồng hành không thể thiếu trong trường học.
Vừa tốn kém, vừa không hiểu quả! Vì sao máy giả vẫn phổ biển trong các trường học? Một trong những lí do quan trọng là người tiêu dùng chưa cập nhật đầy đủ thông tin và thực sự chưa quan tâm đến tác hại của máy tính giả. Chỉ một chút chủ quan có thể dẫn đến việc các em học sinh bị thi trượt oan, doanh nghiệp thì phải chịu tổn thất về kinh tế và uy tín.
Trước thực trạng trên, để người tiêu dùng không chịu nhiều thiệt hại do việc sử dụng máy tính giả gây ra, từ ngày 01/09/2015 công ty Casio Nhật Bản chính thức thay đổi tem chống hàng giả với công nghệ mới, cao cấp. Tem chống giả có 3 đặc điểm để người tiêu dùng nhận biết: 1. Hiệu ứng 3D nổi, 2. Tương phản màu sắc chìm, 3. Dùng đèn laser để kiểm tra.
Mọi chi tiết vui lòng truy cập http://www.bitex.com.vn/may-tinh-casio/tem-chong-gia-casio1.html