1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới

(Dân trí) - Đã bao giờ bạn tự hỏi những thiết bị điện tử, công nghệ cũ sau khi bị loại bỏ sẽ đi về đâu? Chúng sẽ được tập trung lại tại những “bãi rác công nghệ” ở những quốc gia nghèo, nơi nhiều người đang phải đối mặt với các chất độc hại để kiếm tiền từ chúng.

Có người từng ví “rác của người này là vàng với người kia”, điều này hoàn toàn đúng với các thiết bị điện tử, công nghệ cũ mà nhiều người đã loại bỏ, khi bên trong chúng vẫn còn chứa các linh kiện, thành phần có thể tái chế.

Theo ước tính, trong năm 2014, cả thế giới tạo ra hơn 40 triệu tấn chất thải công nghệ, và thay vì những chất thải này được tái chế một cách đàng hoàng để bảo vệ môi trường, chúng lại được tập trung tại những quốc gia nghèo và đang phát triển để hình thành những “bãi rác công nghệ”.

Bộ ảnh dưới đây của nhiếp ảnh gia người Ý Valentino Bellini sẽ cho chúng ta nhìn rõ hơn vào bên trong các bãi rác công nghệ trên thế giới.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Mỗi hàng tháng, nhiều người dùng lại “vứt ra đường” những thiết bị công nghệ cũ đã lỗi thời hoặc đã hư hỏng và không thể sử dụng được. Vậy những thiết bị đã bị loại bỏ đó sẽ đi về đâu? Điểm đến của các thiết bị công nghệ nhắc đến ở trên là các “bãi rác công nghệ” trên khắp thế giới, một trong số đó nằm tại tại thành phố Thanh Viễn, Trung Quốc.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Tính riêng trong năm 2014, cả thế giới tạo ra 41,8 triệu tấn chất thải điện tử hoặc hàng điện tử bỏ đi mà chủ nhân của chúng không có ý định tái sử dụng. Nhiều người tin rằng chưa đến 1/6 trong số được tái chế đúng cách. Trong hình là một bãi rác công nghệ ở thành phố Lahore, Pakistan.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Một người đàn ông đứng trước những túi đựng thiết bị công nghệ cũ chuẩn bị được mang ra xử lý tại Lahore, Pakistan.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Tại một số quốc gia, luật pháp yêu cầu các tập đoàn lớn phải thu thập, tái chế và xử lý chất thải điện tử một cách nghiêm ngặt, nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng tại những quốc gia giàu có và phát triển, vì kinh phí để thực hiện điều này rất tốn kém. Trong ảnh là bãi rác công nghệ ở thành phố Lahore, với logo của HP trên một bức tường.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Nhiều hãng công nghệ lựa chọn biện pháp rẻ tiền hơn (và phạm pháp) đó là xuất khẩu rác công nghệ đến những quốc gia nghèo đang phát triển, nơi mà luật pháp ít nghiêm ngặt hơn, hình thành nên những “bãi rác công nghệ” tại quốc gia này. Những quốc gia này đối mặt với tình trạng ô nhiễm với các chất độc hại như chì, thủy ngân, thạch tín... từ các thiết bị công nghệ cũ hư hỏng. Trong ảnh là một “bãi rác công nghệ” ở thị trấn Agbogbloshie, thành phố Accra, Ghana.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Một thanh niên sống tại bãi rác công nghệ ở Agbogbloshie (Ghana) kiếm được số tiền 2,5USD mỗi ngày với việc phân loại rác công nghệ bằng tay không. Những thành phần có giá trị trong các thiết bị công nghệ sẽ được tái chế lại.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Các thiết bị công nghệ được đốt bằng lửa hoặc tưới dung môi hóa học để làm tan chảy lớp cao su và nhựa bên ngoài, để những người làm việc tại bãi rác có thể thu thập các vật liệu có giá trị bên trong. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng đá và các công cụ để phá bỏ lớp vỏ nhựa bên ngoài các thiết bị công nghệ để lấy đồng và kim loại bên trong, nhằm đổi lấy thực phẩm.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Điều kiện sống tại các bãi rác công nghệ là cực thiếu thốn và độc hại. Người lao động tại bãi rác ở Agbogbloshie, Ghana, dựng tạm mái nhà bằng chính những vật liệu bỏ đi trong bãi rác.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thường xuyên hít phải khói độc mỗi ngày. Nhiều người lao động đã mắc phải ung thư cũng như các bệnh nguy hiểm khác và nhiều người đã qua đời khi ở độ tuổi 20. Trong ảnh vẫn là bãi rác công nghệ ở Agbogbloshie, Accra, Ghana.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Tại thị trấn Guiyu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), có khoảng 80 ngàn trên tổng số 130 ngàn dân cư làm việc trong các bãi rác công nghệ, theo số liệu thống kê của nhà chức trách địa phương năm 2012. Ô nhiễm kim loại tại thị trấn này đã biến không khí và nước trở nên độc hại, khiến nhiều người dân địa phương mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và các bệnh về xương...

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Nhiều thị trấn tại Trung Quốc đã có truyền thống chiết xuất kim loại từ rác thải điện tử trong nhiều năm, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều khu vực ở quốc gia này.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Các công nhân sử dụng tay không để tách bỏ các bộ phận có thể tái chế từ những thiết bị công nghệ, điện tử cũ. Họ được trả lương dựa vào khối lượng của vật liệu tái chế họ lấy được trong một ngày.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Một thiếu niên đang bán những thiết bị công nghệ được tái chế từ những thiết bị công nghệ cũ đã bị loại bỏ ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Tại thị trấn Old Seelampur, thành phố New Delhi (Ấn Độ), một công nhân chứa các biến áp và cuộn cảm biến lấy từ các thiết bị công nghệ cũ trong chiếc nồi kim loại của gia đình.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Các tập đoàn công nghệ thông tin lớn được xem là thủ phạm cho những cuộc khủng hoảng rác thải công nghệ trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo.

Hình ảnh đáng sợ bên trong những “bãi rác công nghệ” trên thế giới
Các chuyên gia dự đoán số lượng rác thải công nghệ sẽ tăng thêm 21%, đạt 50 triệu tấn chất thải trong năm 2018. Và cho đến nay, vẫn chưa có một giải pháp nào hiệu quả để xử lý số lượng chất thải khổng lồ này. Trong ảnh là một khu tái chế rác thải công nghệ tại Hồng Kông.

Phạm Thế Quang Huy