Giải pháp ERP xây dựng trên nền tảng "low-code" - tiết kiệm và hiệu quả
(Dân trí) - Công cụ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hay ERP, không còn dành riêng cho doanh nghiệp lớn, quốc tế. Ngày nay, doanh nghiệp thuộc mọi quy mô - từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn - sử dụng phần mềm ERP để quản lý quy trình cốt lõi.
Thị trường phần mềm ERP trên toàn thế giới được định giá hơn 35 tỷ USD mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10%, theo Gartner.
Nền tảng Low-code - tương lai "xâm chiếm" thế giới lập trình
Theo Gartner, đến năm 2024, phát triển ứng dụng low-code sẽ chiếm hơn 65% tổng số hoạt động phát triển ứng dụng.
Các doanh nghiệp đang dần chuyển sang các giải pháp low-code. Sự khốc liệt của thị trường hiện nay dẫn đến các công ty phải liên tục đổi mới để theo kịp các đối thủ cạnh tranh. Phụ thuộc vào các giải pháp phần mềm được tạo bằng ngôn ngữ lập trình và mã hóa thủ công sẽ không kịp ứng biến.
Sự khác biệt chính giữa các giải pháp truyền thống và low-code là cho phép các tổ chức xây dựng các ứng dụng tùy chỉnh sử dụng mã lập trình ở mức tối thiểu, trao quyền cho người dùng trở thành "nhà phát triển phần mềm" của chính họ, những người có thể tạo và tùy chỉnh các ứng dụng có độ chính xác cao.
Phát triển phần mềm ERP trên nền tảng low-code - tiết kiệm, linh hoạt và hiệu quả
Giữa đại dịch toàn cầu Covid-19 và những biến động kinh tế sau đó, hướng tới năm 2023, các tổ chức không chỉ đơn giản tìm cách quay trở lại vị trí ban đầu; mà còn là sự quyết tâm tối ưu mô hình kinh doanh, cải tiến quy trình và chuyển đổi tổ chức từ tất cả các cấp.
Hệ thống ERP thay thế các công cụ/ứng dụng khác nhau của doanh nghiệp - bao gồm các phân hệ/quản lý hàng tồn kho, bán hàng, quản lý dự án, nhân sự, sản xuất và CNTT - bằng một hệ thống thống nhất, cho phép trao đổi luồng dữ liệu giữa các quy trình riêng biệt và cung cấp các bản cập nhật theo thời gian thực.
Nhờ vậy, một hệ thống ERP giúp tăng hiệu quả doanh nghiệp do quản lý tài nguyên được cải thiện, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Không chỉ vậy, dữ liệu của doanh nghiệp không còn phải cần chuyển thủ công từ ứng dụng này sang ứng dụng khác nhờ tích hợp hệ thống đồng nhất trên một cơ sở dữ liệu. Ban lãnh đạo có quyền truy cập tức thì vào dữ liệu trực tiếp. Báo cáo nhanh chóng và đa dạng hơn vì dữ liệu chính xác theo thời gian thực và có thể tùy chỉnh.
Tính linh hoạt của giải pháp ERP trên nền tảng low-code rất lý tưởng cho các tổ chức đang phát triển. Khi nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi và công ty mở rộng, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng lại và tùy chỉnh ứng dụng. Công cụ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp xây dựng trên nền tảng low-code có khả năng giảm thời gian phát triển ứng dụng lên tới 90% so với lập trình truyền thống.
Ông Alexander Evchenko - CEO 1C Việt Nam chia sẻ: "Hiện tại, low-code là xu hướng tiếp cận với chuyển đổi số đang rất thịnh hành trên thế giới. 1C Việt Nam đang dẫn đầu công nghệ với giải pháp ERP xây dựng trên nền tảng low-code. Chúng tôi mang đến các giải pháp chuyển đổi số toàn diện để các doanh nghiệp có thể dễ ứng biến và linh hoạt hơn".
Đồng hành cùng Tonmat Group trong bài toán chiến lược chuyển đổi số
Năm nay, Tập đoàn Tonmat đã lựa chọn 1C Việt Nam làm nhà cung cấp giải pháp ERP.
Công ty CP Tập đoàn Tonmat (Tonmat Group), là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất và cung ứng sản phẩm tấm lợp cách nhiệt nhãn hiệu Tonmat và panel bảo ôn nhãn hiệu Tonmatpan tại Việt Nam từ năm 2003. Đến nay, Tập đoàn Tonmat đã phát triển mạnh mẽ với hệ sinh thái đồng bộ gồm: Tonmat Group và các đơn vị thành viên cung ứng nguyên liệu cho ngành cách nhiệt, bảo ôn: Công ty CP Tôn mạ màu Fujiton; Công ty TNHH MTV Vật liệu xanh Việt Nam. Ngoài ra, Tonmat Group còn sở hữu hệ thống chuỗi kho lạnh nhãn hiệu TonmatCold tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
Trong việc lựa chọn 1C Việt Nam làm nhà cung cấp và triển khai giải pháp ERP, ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Tonmat (Tonmat Group) nhận định, 1C Việt Nam là nhà cung cấp có hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện. Chiến lược này giúp Tonmat Group phát triển bền vững và mở rộng quy mô liên tục với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, tích hợp dễ dàng, trao đổi dữ liệu nhanh chóng không chỉ trong hệ sinh thái nội bộ mà còn có thể đồng bộ với các giải pháp của nhiều nhà cung cấp khác.
Hiện nay, Tập đoàn Tonmat là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất và nắm giữ thị phần cao về sản phẩm tấm lợp và panel cách nhiệt, bảo ôn tại Việt Nam.
Về phía 1C Việt Nam, ông Alexander chia sẻ thêm: "Ở Việt Nam, các công ty công nghệ trong nước thường không áp dụng công nghệ low-code cho các công ty nhỏ mà chỉ áp dụng cho các tập đoàn lớn. Từ bối cảnh này, 1C Việt Nam mong muốn mang những công nghệ tiên tiến, như công nghệ low-code, đến thị trường Việt Nam, đồng thời giúp cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty lớn tại Việt Nam áp dụng những công nghệ này cho doanh nghiệp".