Đừng "cảnh giác" với công nghệ, hãy biến thiết bị công nghệ thành công cụ học cùng con

Dù muốn hay không, cha mẹ không thể phủ nhận sự chiếm lĩnh của các thiết bị thông minh trong cuộc sống hằng ngày, nhất là với giới trẻ. Ngày nay, có quá nhiều thứ có thể thực hiện được trên thiết bị thông minh học tập, giải trí, kết giao... Thay vì cảnh giác, lo lắng, cấm cản chi bằng cha mẹ tận dụng những mặt phải của công nghệ, biến chúng thành trợ thủ cho việc học của con cái.

Thiết bị thông minh vô tình thành bảo mẫu​

Một số phụ huynh dường như bị xem là “tội đồ” khi vô tình giao con cho điện thoại thông minh, máy tính bảng… trông nom. Hàng trăm nghìn video clip, ứng dụng trò chơi đủ sức giữ lũ trẻ chìm đắm nhiều giờ mà không cần đến cha mẹ. Đến một lúc, cha mẹ “giật mình” vì con đã lỡ “nghiện” các thiết bị đó.

Theo nghiên cứu tiến hành trên 4300 trẻ em Việt Nam của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa - Giáo dục và Đời sống xã hội (trực thuộc Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM), bên cạnh những game giải trí thông thường, 74% bé gái được khảo sát thích thú các ứng dụng vẽ tranh sáng tạo, 48% trẻ sẵn sàng chơi các game về âm nhạc. Còn 50% bé trai sẽ không từ chối các ứng dụng liên quan đến trò chơi trí tuệ, toán học…

Nếu sử dụng đúng cách, công nghệ chính chìa khóa cho nhiều kiến thức
Nếu sử dụng đúng cách, công nghệ chính chìa khóa cho nhiều kiến thức

Đưa công nghệ vào giờ học - giờ học sẽ hấp dẫn hơn nhiều

Việc cha mẹ muốn tách con khỏi thiết bị điện tử, mặt nào đó, cũng là một mong muốn đi ngược với xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục: Tích hợp công nghệ.

Trong chương trình cải cách sắp tới của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, một thay đổi quan trọng là xem xét đưa các môn tích hợp công nghệ vào chương trình, trên tinh thần giáo dục tích hợp STEM.

STEM ra đời từ Mỹ từ thế kỷ 20, là chữ viết tắt tiếng Anh của bốn từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Từ lâu, STEM được lồng ghép vào chương trình học phổ thông của nhiều nước tiên tiến. Kết hợp khoa học cơ bản và công nghệ, giáo dục tích hợp STEM hướng học dùng những tri thức được học giải quyết các bài toán cụ thể trong đời sống cá nhân hoặc cộng đồng.

Phương pháp học tập STEM được nhiều quốc gia tiên tiến đưa vào hệ thống giáo dục
Phương pháp học tập STEM được nhiều quốc gia tiên tiến đưa vào hệ thống giáo dục

Cụ thể, khác với các lớp học truyền thống “toán đi đường toán, hóa đi đường hóa”, các môn học được đưa vào hệ thống gọi là “liên môn”, áp dụng trong chính giờ học chính khóa. Ví dụ: STEM dạy toán, lý và công nghệ… có thể qua bài tập dạy cho trẻ học cách xây một cây cầu mô hình. Tính toán kích thước, góc độ cầu thế nào, nguyên tắc vật lý nào để cây cầu trụ vững và dùng những đồ nghề nào của môn lắp ghép kỹ thuật để tạo thành một mô hình cây cầu thực tế. Với trẻ nhỏ hơn, các bé có thể học cách tạo ra các trò chơi cho chính mình từ những bài học thực tế, dễ dàng và sinh động…

Chèn video: https://www.youtube.com/watch?v=_2SZO44CP38
Chèn video: https://www.youtube.com/watch?v=_2SZO44CP38

Với STEM, trẻ em sẽ cần kiến thức tổng hợp nhiều môn để sáng chế ra một công trình

Trong cuộc cạnh tranh về nhân lực toàn cầu, nguồn lao động Việt Nam vẫn chưa có vị thế cao, điều đó cho thấy chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều để bắt kịp những tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Công nghệ khiến việc học không còn là quá trình tiếp nhận thụ động một chiều. “Người thầy” hiện ra sau khung tìm kiếm Google. Thông tin xuất hiện trong vài cú click. Trẻ không thể không được học cách làm chủ công nghệ, nếu không muốn sớm trở nên tự ti, khủng hoảng vì lạc hậu trước các xu hướng xã hội.

Mặc dù vậy, không công nghệ nào thay thế được những cuộc trò chuyện với cha mẹ, trò chơi trên cỏ, công việc nhà… Không bao giờ thừa để nhắc rằng cha mẹ cần hướng con đến những tương tác đời thực. Trẻ cần hiểu rằng, công nghệ cần được sáng tạo để giúp con người hạnh phúc hơn. Nói như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Việc lập trình tự nó không phải là mục tiêu mà chúng ta muốn trẻ em hướng đến. Chúng ta dạy trẻ em lập trình để bắc chiếc cầu đến những điều lớn hơn nhiều. Đó là tác nhân làm thay đổi cuộc sống...”.

Với Samsung, mang tính nhân văn vào công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu. Vì chúng tôi tin rằng công nghệ chỉ có ý nghĩa khi giúp kết nối con người, nâng tầm cuộc sống và kiến tạo một tương lai tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Hãy cùng chúng tôi truyền cảm hứng giáo dục, mang đến trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp học tập hứng khởi. với chuỗi sự kiện “Truyền cảm hứng khám phá” tại

- 19/3: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM),

- 20/3: ĐH Công nghệ SG

- 21/3: ĐH Sư phạm Kỹ thuật

- 22/3: ĐH Tôn Đức Thắng

- 23/3: ĐH Bách Khoa (ĐH TP.HCM),

Thông tin chi tiết: https://kientaotuonglai.vn/