Brand Shop- chiến lược dài hơi của Oppo trên thị trường di động

Chăm sóc khách hàng không còn là chuyện tại trung tâm bảo hành hay những cuộc điện thoại. Với các chiến lược mới, sự cạnh tranh trực tiếp của các hãng smartphone sắp tới sẽ là “chiếm long người” ngay cả khi họ chưa là khách hàng của thương hiệu.

"Để mọi khách hàng ở mọi phân khúc biết họ luôn được OPPO tôn trọng" là chiến lược chính trong chia sẻ của ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc Marketing OPPO Việt Nam, trong lần ra mắt cửa hàng thương hiệu (brand shop) của hãng tại TTTM Crescent Mall.

“OPPO đã chuẩn bị cho việc kiến tạo một định nghĩa cao cấp hoàn toàn khác cho người dùng smartphone Việt Nam. Chúng tôi không ngừng nỗ lực hết sức để mang lại cho hàng triệu người dùng tại Việt Nam một hệ sinh thái cao cấp từ sản phẩm, không gian bán hàng hiện đại, cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo”, ông Cường nói.

“OPPO không tạo ra chuỗi Brand Shop để bán hàng, chúng tôi không đặt nặng doanh số ở các chuỗi cửa hàng này”, ông Đặng Quốc Cường khẳng định.
“OPPO không tạo ra chuỗi Brand Shop để bán hàng, chúng tôi không đặt nặng doanh số ở các chuỗi cửa hàng này”, ông Đặng Quốc Cường khẳng định.

Mỗi người dùng là một khách hàng cao cấp tương lai

Chăm sóc cao cấp cho khách hàng vốn không xa lạ với những dịch vụ đi kèm sau khi mua một sản phẩm như: xem phim, uống café miễn phí, giảm giá ở một số địa điểm xa hoa khi sở hữu sản phẩm cao cấp của Samsung, nhưng chỉ dành riêng cho những người ở phân khúc cao nhất. Với số tiền bỏ ra xấp xỉ 20 triệu đồng cho một sản phẩm, các dịch vụ đi kèm cũng là dịch vụ sang trọng và có phần hơi “xa cách” với những đa số người dùng smartphone tại Việt Nam. Với khái niệm “hệ sinh thái cao cấp” mà OPPO đặt ra, ông Cường không giấu tham vọng sẽ đặt mọi khách hàng ở tất cả mọi phân khúc vào vai của những khách hàng cao cấp vốn đã được quen chiều chuộng.

Khởi đầu của chiến dịch “biến tất cả người dùng thành cao cấp” là các OPPO Brand Shop như ở Crescent Mall. Tại đây, mọi khách hàng, không chỉ là khách hàng của OPPO mà của mọi hãng khác, sử dụng bất cứ loại điện thoại nào, thương hiệu nào đều được đối xử như nhau với tư cách những khách hàng cao cấp của tương lai. Khách có thể nghỉ ngơi, trải nghiệm máy OPPO, sạc pin điện thoại và dùng wifi, thậm chí việc in ảnh từ smartphone cũng đang được miễn phí.

Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp chỉ tư vấn khách hàng trong trường hợp họ cần tìm hiểu về các sản phẩm của OPPO chứ không “vồn vã”. Mỗi OPPO Brand Shop là một không gian mở rộng, đáp ứng tất cả mọi nhu cầu. Tất cả các sản phẩm từ trung đến cao cấp nhất của hãng được trưng bày, cho trải nghiệm, đặc biệt là những phiên bản giới hạn và thậm chí là không có kinh doanh tại Việt Nam (như R11 phiên bản Barcelona FC).

Brand Shop- chiến lược dài hơi của Oppo trên thị trường di động - 2

Đây là bước tiên phong, cuộc chơi lớn của OPPO bởi không chỉ là 1 hay 2 cửa hàng tại các thành phố lớn mà trong năm 2017, sẽ có 108 Brand Shop được mở trên khắp cả nước, cho tất cả khách hàng ở mọi phân khúc trải nghiệm được cảm giác của một thượng đế đích thực. Để tạo ra điều ấy, OPPO đã tùy biến các Brand Shop theo từng khu vực cụ thể chứ không chỉ áp một khuôn mẫu cho tất cả. Bằng việc kết hợp với các đối tác cùng chuỗi bán lẻ lớn, OPPO tạo ra Brand Shop ngay trong các cửa hàng hệ thống lớn hay biến các cửa hàng nhỏ trở thành đại diện cho riêng hãng. Mô hình này không những giúp tăng nhanh chuỗi Brand Shop mà còn phù hợp với thói quen mua sắm, trải nghiệm của khách hàng phân khúc thấp, giúp họ tự tin hơn cũng như có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc ngay từ khi chưa mua sản phẩm cao cấp.

Cuộc chiến lâu dài, người dùng đắc lợi

Brand Shop không phải là khái niệm quá xa lạ. Từ Samsung, Sony, LG đều đã làm từ hơn 5 năm trước. Ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc chuỗi Mai Nguyên Luxury, người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc làm Brand Shop chia sẻ “quả thật là làm Brand Shop rất khó, ngay cả khi bán nhiều mặt hàng của hãng chứ không riêng smartphone cũng gặp khó khăn. Các Brand Shop hiện nay phải có sự trợ giúp từ các hãng.”

Các cửa hàng cao cấp chuyên bán các sản phẩm Apple như F.Studio by FPT cũng không hẳn thu hút được tất cả khách hàng ưa thích “táo”. Vì thế việc dựng nên các Brand Shop với mong muốn bán được hàng chỉ của riêng hãng vốn rất khó so với tập quán mua sắm tại Việt Nam.

Sự đầu tư lớn và lâu dài của OPPO nhắm vào một mục đích khác, “Chúng tôi nhận biết tương lai của thị trường di động Việt Nam sẽ cao cấp hóa và cũng biết rằng sẽ gặp nhiều khó khăn ở mô hình này, nhưng chúng tôi chắc chắn kiên định và sẽ cùng phối hợp với các đối tác để mang đến hệ sinh thái cao cấp cho người dùng Việt Nam. OPPO sẽ nâng cấp trải nhiệm cao cấp cho người dùng smartphone, thông qua việc cung cấp chất lượng sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, đồng bộ, nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho cuộc sống và từ đó nâng cao giá trị chung cho thị trường điện thoại di động”, ông Cường nói.

Xây dựng hàng trăm brand shop, nâng cấp giá trị sản phẩm là một cuộc đầu tư công phu, tầm nhìn xa của OPPO.
Xây dựng hàng trăm brand shop, nâng cấp giá trị sản phẩm là một cuộc đầu tư công phu, tầm nhìn xa của OPPO.

OPPO tin đây đã là thời điểm chín muồi cho thị trường Việt Nam để thực hiện sự đầu tư này. Chuỗi brand shop này giúp người dùng quen thuộc và nâng cấp các dòng sản phẩm của OPPO bán tại Việt Nam lên mức cao cấp không còn xa. “Khi khách hàng đã quen với hệ sinh thái cao cấp của OPPO, đã có niềm tin vào chất lượng chăm sóc của OPPO, việc đưa các sản phẩm cao cấp của hãng vào thị trường mới được khởi động. Khi ấy, chúng tôi lại có các sự chăm sóc khác biệt hơn, nâng cấp hơn nữa cho các khách hàng ở phân khúc ấy”, ông Cường chia sẻ.

Cuộc chiến lấy lòng khách hàng là một cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi sự đầu tư lớn và chắc chắn sẽ khiến các hãng phải nhìn lại cách chăm sóc của mình cho các khách hàng ở mọi phân khúc. Dù thế nào, người dùng luôn được lợi và nhiều lựa chọn hơn trong trào lưu và “cuộc chiến đã mở màn” này.

Nam Thụ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm