10 sự kiện CNTT-VT nổi bật trong nước năm 2014
(Dân trí) - Năm 2014 khép lại với hàng loạt sự kiện quan trọng trong lĩnh vực CNTT-VT, trong đó có nhiều sự kiện thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển của ngành này.
Dưới đây là 10 sự kiện Công nghệ thông tin- Viễn thông (CNTT-VT) nổi bật năm 2014 do báo điện tử Dân trí bình chọn.
Nhiều điểm trong Chỉ thị 58 không còn phù hợp với sự đột phá quan điểm trong tư duy chiến lược của Đảng cũng như xu thế phát triển như vũ bão của kỷ nguyên số hóa. Nghị quyết 36 thay thế với nhiều chính sách, định hướng phát triển phù hợp với thực tiễn sẽ trở thành kim chỉ nam trong thời kỳ phát triển mới của CNTT-TT Việt Nam.
2. Diễn đàn Cao cấp CNTT Việt Nam - ASOCIO 2014 (Vietnam-ASOCIO ICT Summit)
Diễn đàn Cao cấp CNTT Việt Nam thu hút sự tham gia của trên 700 đại biểu, trong đó có 250 đại biểu quốc tế là lãnh đạo các tổ chức, các tập đoàn CNTT hàng đầu của 22 nền kinh tế thuộc châu Á, châu Đại Dương và một số quốc gia khác trên thế giới.
Với chủ đề “CNTT-phương thức phát triển mới kinh tế, xã hội và tái cấu trúc nông nghiệp” - Diễn đàn có 8 phiên tọa đàm chuyên sâu về ứng dụng CNTT phát triển nông nghiệp thông minh, dịch vụ công, y tế thông minh, giao thông thông minh, phát triển nguồn lực và nền tảng công nghệ SMAC.
Diễn đàn tập trung thảo luận, chia sẻ tầm nhìn, định hướng chiến lược và những kinh nghiệm, giải pháp của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực nhằm phát huy CNTT làm nền tảng hạ tầng tạo phương thức phát triển đột phá kinh tế, xã hội; hướng tới xây dựng một cộng đồng châu Á-châu Đại Dương năng động, sáng tạo, văn minh, là động lực phát triển kinh tế, xã hội toàn cầu.
3. Năm thứ 10, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt bất ngờ có 3 Giải Nhất
Ra đời từ năm 2004, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt ban đầu là cuộc thi ở lĩnh vực CNTT, sau đó mở rộng dần ra Khoa học tự nhiên, Y dược, Môi trường. Quy tụ được đội ngũ Giám khảo là các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, NTĐV trở thành một trong những Giải thưởng khoa học uy tín hàng đầu hiện nay tại Việt Nam và đứng số 1 trong lĩnh vực CNTT.
4. Game Việt Flappy Bird gây tiếng vang toàn thế giới
Với sự thành công ngoài mong đợi trên iOS, đến 22/1, Hà Đông chính thức cho ra mắt Flappy Bird phiên bản dành cho Android và nhanh chóng trở thành ứng dụng được download nhiều nhất trên kho ứng dụng Google Play.
Chỉ trong 2 tháng đầu của năm 2014, Flappy Bird đạt hàng triệu lượt download mỗi ngày trên cả iOS lẫn Android. Sự thành công của Flappy Bird khiến Nguyễn Hà Đông trở thành “mục tiêu săn đuổi” của truyền thông quốc tế lẫn truyền thông tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khi Flappy Bird vẫn còn ở đỉnh cao của sự thành công, mang lại cho tác giả Nguyễn Hà Đông sự nổi tiếng cũng như một số tiền lớn, chàng trai người Hà Nội này đã đưa ra một quyết định gây tranh cãi khi “khai tử” trò chơi này. Đến ngày 10/2, Flappy Bird chính thức biến mất khỏi kho ứng dụng App Store và Google Store. Lý do được Hà Đông đưa ra cho quyết định của mình là vì Flappy Bird trở nên một trò chơi “gây nghiện” thay vì trò chơi giải trí đơn thuần.
Sau Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông vẫn là cái tên được giới truyền thông trong nước và quốc tế nhiều lần nhắc đến. Anh vẫn tiếp tục phát triển game mới, tuy nhiên cái bóng quá lớn của Flappy Bird khiến những game mới sau này của Nguyễn Hà Đông không thể vượt qua và tạo được tiếng vang.
5. Chủ trương “cởi trói” cho cơ quan nhà nước thuê ngoài dịch vụ CNTT
Thuê dịch vụ công nghệ thông tin là xu hướng trên thế giới. Cơ chế thuê dịch vụ công nghệ thông tin là một giải pháp phát triển đẩy mạnh ngành công nghiệp CNTT.
Đây là nội dung được đánh giá sẽ tạo đột phá, động lực cho thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và mở ra thị trường cho doanh nghiệp CNTT phát triển.
6. Đóng cửa trang web Haivl cùng hàng loạt trang web, mạng xã hội hoạt động sai phép
Cuối tháng 10/2014, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) ra quyết định đóng cửa, tước giấy phép hoạt động mạng xã hội Haivl.com và phạt số tiền lên đến 205 triệu đồng. Đây là một trong những trang mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam.
Lý do của quyết định này là vì công ty APPVL Việt Nam (công ty chủ quản của Haivl.com) đã vi phạm về các các nội dung: cung cấp, trao đổi, truyền đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc trên mạng xã hội www.haivl.com; Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép mạng xã hội theo quy định khi thay đổi người chịu trách nhiệm chính trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến haivl.com.
Sau khi Haivl.com bị đóng cửa, hàng loạt trang web và mạng xã hội khác cũng bị phạt với số tiền lớn nhỏ khác nhau vì hoạt động sai phép, chưa đăng ký giấy phép hoạt động mạng xã hội hoặc vi phạm bản quyền nội dung đăng tải trên trang web đó. Các trang web bị xử phạt chủ yếu là các trang web có tên miền Việt Nam, cung cấp chức năng thảo luận cho người dùng nhưng không đăng ký giấy phép hoạt động mạng xã hội.
7. Tách MobiFone khỏi VNPT, thành lập Tổng công ty
Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án Tái cơ cấu VNPT với việc tách MobiFone ra khỏi Tập đoàn này và trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT). Đề án tái cơ cấu VNPT là sự kiện được chờ đợi trong nhiều năm qua nhằm mục đích tinh giảm bộ máy của VNPT và giúp thị trường viễn thông hình thành thế chân vạc với 3 nhà mạng lớn hoạt động độc lập là MobiFone, Viettel, VinaPhone, thay vì trước đây hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone cùng là “anh em” của “cha đẻ” VNPT.
Đến ngày 1/12, Bộ trưởng Bộ TT&TT ký quyết định thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, với số vốn điều lệ là 15 nghìn tỷ đồng. Bộ TT&TT cho biết sẽ sớm cổ phần hoá MobiFone trong năm 2015.
8. Dịch vụ Uber xuất hiện và gây tranh cãi tại VN
Chính thức đi vào hoạt động tại thị trường Việt từ tháng 8/2014, dịch vụ Uber là một ứng dụng giúp người dùng đi lại bằng xe ô tô như dịch vụ taxi nhưng mức cước rẻ hơn so với taxi truyền thống. Người dùng chỉ cần đặt chỗ cần đi, Uber sẽ tự động tìm kiếm chủ xe và kết nối họ với nhau. Đáng chú ý, những tài xế và chiếc xe taxi tham gia dịch vụ này đều không có gắn bất cứ một phù hiệu cũng như đồng hồ tính tiền trên xe. Vì vậy, mọi thao tác về việc đặt và thanh toán tiền đều thực hiện thông qua ứng dụng.
Tính tới thời điểm này, Uber chỉ chính thức hoạt động được hơn 4 tháng nhưng thương hiệu này vấp phải nhiều vấn đề về mặt pháp lý tại Việt Nam và phản ứng quyết liệt từ các nghiệp đoàn, hiệp hội taxi. Ngay trong những ngày cuối tháng 10, Sở giao thông vận tải TPHCM đã đề nghị lên Bộ Giao thông vận tải và Tổng Cục đường bộ Việt Nam có chỉ đạo để làm rõ tính pháp lý đối với dịch vụ xe Uber. Sở GTVT cũng cho biết, dịch vụ này về bản chất là loại hình xe hợp đồng vận tải nhưng chưa được các cơ quan chức năng cấp phép và không có phù hiệu xe chạy hợp đồng theo quy định.
Đã có nhiều tranh cãi nổ ra xoay quanh việc cấm hay không cấm ứng dụng trên hoạt động tại Việt Nam. Mới đây nhất, trong ngày 3/12, đại diện Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được kiến nghị từ Bộ GTVT và đang nghiên cứu đề xuất phương án quản lý thuế cho dịch vụ Uber. Đây có lẽ là tín hiệu vui cho dịch vụ này, tuy nhiên khép lại năm 2014, Uber có thể hoạt động tiếp tục tại Việt Nam hay không vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Uber ra đời vào năm 2009, tới nay, công ty này được ước tính có trị giá 17 tỷ đô và có mặt trên hơn 100 quốc gia.
9. Samsung rót thêm 3 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại vỏ kim loại tại Việt Nam
Sau dự án xây dựng máy sản xuất điện thoại thứ 2 tại Thái Nguyên với số vốn đầu tư 2 tỷ USD, đến tháng 11/2014, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục trao chứng nhận đầu tư cho Samsung Electronics Thái Nguyên (SEVT) để xây dựng thêm 2 nhà máy sản xuất điện thoại vỏ kim loại với vốn đầu tư lên tới 3 tỷ USD. Với dự án mới này, Samsung đã nâng tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên tới 11,23 tỷ USD, trở thành là tập đoàn nước ngoài đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
2 nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đạt năng lực sản xuất luỹ kế là 520 triệu sản phẩm. Doanh thu xuất khẩu của hai nhà máy Samsung tại Việt Nam dự kiến trong năm 2014 sẽ đạt 28 tỷ USD, trong đó nhà máy Samsung Bắc Ninh đạt doanh thu xuất khẩu 20 tỷ USD, Samsung Thái Nguyên đạt 8 tỷ USD (mới đi vào hoạt động 8 tháng).
Không chỉ riêng Samsung, Microsoft/Nokia cũng đang xem Việt Nam như là “điểm đến” của hoạt động sản xuất thiết bị di động. Microsoft đã bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất từ các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc về Việt Nam để mở rộng quy mô sản xuất điện thoại.
10. Internet Việt Nam đi quốc tế liên tục gián đoạn vì đứt cáp quang
AAG (Asia America Gate Way) là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới, với độ dài hơn 20.000km, kết nối Đông Nam Á với nước Mỹ, thông qua Thái Bình Dương, được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. Hiện 80% lưu lượng Internet của người dùng Việt Nam được đi qua tuyến cáp quang này.
Trong năm 2014, tuyến cáp quang AAG này 2 lần gặp sự cố, một lần vào ngày 15/7 và một lần vào ngày 15/9. Việc đứt cáp quang biển AAG đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã sử dụng các kênh kết nối dự phòng tuy nhiên vẫn không đảm bảo được chất lượng và tốc độ.
Đáng chú ý, trước đó vào tháng 3, đơn vị điều hành tuyến cáp quang AAG đã mất 10 ngày để bảo dưỡng tuyến cáp quang này, cũng đã làm ảnh hưởng đến lưu lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, tuy nhiên sau khi bảo dưỡng, sự cố vẫn liên tục xảy ra.
Đây là nội dung được đánh giá sẽ tạo đột phá, động lực cho thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và mở ra thị trường cho doanh nghiệp CNTT phát triển.
6. Đóng cửa trang web Haivl cùng hàng loạt trang web, mạng xã hội hoạt động sai phép
Cuối tháng 10/2014, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) ra quyết định đóng cửa, tước giấy phép hoạt động mạng xã hội Haivl.com và phạt số tiền lên đến 205 triệu đồng. Đây là một trong những trang mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam.
Lý do của quyết định này là vì công ty APPVL Việt Nam (công ty chủ quản của Haivl.com) đã vi phạm về các các nội dung: cung cấp, trao đổi, truyền đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc trên mạng xã hội www.haivl.com; Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép mạng xã hội theo quy định khi thay đổi người chịu trách nhiệm chính trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến haivl.com.
Sau khi Haivl.com bị đóng cửa, hàng loạt trang web và mạng xã hội khác cũng bị phạt với số tiền lớn nhỏ khác nhau vì hoạt động sai phép, chưa đăng ký giấy phép hoạt động mạng xã hội hoặc vi phạm bản quyền nội dung đăng tải trên trang web đó. Các trang web bị xử phạt chủ yếu là các trang web có tên miền Việt Nam, cung cấp chức năng thảo luận cho người dùng nhưng không đăng ký giấy phép hoạt động mạng xã hội.
7. Tách MobiFone khỏi VNPT, thành lập Tổng công ty
Đến ngày 1/12, Bộ trưởng Bộ TT&TT ký quyết định thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, với số vốn điều lệ là 15 nghìn tỷ đồng. Bộ TT&TT cho biết sẽ sớm cổ phần hoá MobiFone trong năm 2015.
8. Dịch vụ Uber xuất hiện và gây tranh cãi tại VN
Tính tới thời điểm này, Uber chỉ chính thức hoạt động được hơn 4 tháng nhưng thương hiệu này vấp phải nhiều vấn đề về mặt pháp lý tại Việt Nam và phản ứng quyết liệt từ các nghiệp đoàn, hiệp hội taxi. Ngay trong những ngày cuối tháng 10, Sở giao thông vận tải TPHCM đã đề nghị lên Bộ Giao thông vận tải và Tổng Cục đường bộ Việt Nam có chỉ đạo để làm rõ tính pháp lý đối với dịch vụ xe Uber. Sở GTVT cũng cho biết, dịch vụ này về bản chất là loại hình xe hợp đồng vận tải nhưng chưa được các cơ quan chức năng cấp phép và không có phù hiệu xe chạy hợp đồng theo quy định.
Đã có nhiều tranh cãi nổ ra xoay quanh việc cấm hay không cấm ứng dụng trên hoạt động tại Việt Nam. Mới đây nhất, trong ngày 3/12, đại diện Tổng cục Thuế cho biết đã nhận được kiến nghị từ Bộ GTVT và đang nghiên cứu đề xuất phương án quản lý thuế cho dịch vụ Uber. Đây có lẽ là tín hiệu vui cho dịch vụ này, tuy nhiên khép lại năm 2014, Uber có thể hoạt động tiếp tục tại Việt Nam hay không vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Uber ra đời vào năm 2009, tới nay, công ty này được ước tính có trị giá 17 tỷ đô và có mặt trên hơn 100 quốc gia.
9. Samsung rót thêm 3 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại vỏ kim loại tại Việt Nam
2 nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đạt năng lực sản xuất luỹ kế là 520 triệu sản phẩm. Doanh thu xuất khẩu của hai nhà máy Samsung tại Việt Nam dự kiến trong năm 2014 sẽ đạt 28 tỷ USD, trong đó nhà máy Samsung Bắc Ninh đạt doanh thu xuất khẩu 20 tỷ USD, Samsung Thái Nguyên đạt 8 tỷ USD (mới đi vào hoạt động 8 tháng).
Không chỉ riêng Samsung, Microsoft/Nokia cũng đang xem Việt Nam như là “điểm đến” của hoạt động sản xuất thiết bị di động. Microsoft đã bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất từ các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc về Việt Nam để mở rộng quy mô sản xuất điện thoại.
10. Internet Việt Nam đi quốc tế liên tục gián đoạn vì đứt cáp quang
Trong năm 2014, tuyến cáp quang AAG này 2 lần gặp sự cố, một lần vào ngày 15/7 và một lần vào ngày 15/9. Việc đứt cáp quang biển AAG đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã sử dụng các kênh kết nối dự phòng tuy nhiên vẫn không đảm bảo được chất lượng và tốc độ.
Đáng chú ý, trước đó vào tháng 3, đơn vị điều hành tuyến cáp quang AAG đã mất 10 ngày để bảo dưỡng tuyến cáp quang này, cũng đã làm ảnh hưởng đến lưu lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, tuy nhiên sau khi bảo dưỡng, sự cố vẫn liên tục xảy ra.
Dân trí