1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Kiến thức giới tính:

“Yêu đương” khốn khổ

“Khổ dâm” là một trong nhiều dị bản của chuyện gối chăn. Có người cho đó là “sinh hoạt lệch lạc, biến thái”. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một dạng, một thiểu số trong đa số thuộc thế giới tình dục phong phú của tạo vật.

Một sắc thái khác của “chuyện ấy”

Người bị mắc chứng này chỉ thích thú và đạt khoái cảm tuyệt đối khi bị hành hạ về thể xác hoặc tinh thần.

Với những đòi hỏi khác thường như thế, người phối ngẫu bình thường khó tránh khỏi việc “bỏ của chạy lấy người”. Người mắc chứng “khổ dâm” rất khó tìm được một cuộc sống gối chăn yên bình, nếu không gặp được ý trung nhân phù hợp.

Họ rất dễ tự mình hay bị người khác hủy hoại thân thể, thậm chí tính mạng. Tệ hơn, họ có thể bị rơi vào tay những kẻ tuy có đời sống tình dục bình thường, nhưng thừa máu bạo lực. Những kẻ này sẵn sàng “thích thì chiều” bằng những đòn cực kỳ mạnh tay. Yêu đương mà phải khổ như vậy, sao họ không tìm cách giải thoát?

Đã gọi là “khổ” chắc chắn có bệnh

Theo các nghiên cứu khoa học, người mắc bệnh “khổ dâm” thường do gặp phải những sự cố sau:

Bất mãn do hoàn cảnh sống: Bị người thân ruồng rẫy, cư xử bạo lực khi còn bé. Một bác sĩ tâm lý kể rằng, ông đã điều trị cho một bệnh nhân bị chứng “khổ dâm” trong một thời gian dài mà vẫn không thuyên giảm. Nhờ liệu pháp thôi miên, ông đã nghe bệnh nhân kể về thời thơ ấu. Cô thường bị bà mẹ đánh đập rất tàn nhẫn. Sau mỗi trận đòn, bà hối hận và tỏ ra yêu thương cô rất nhiều. Dấu ấn này khiến cô chỉ có thể sung sướng sau khi bị chồng đánh đập.

Mặc cảm về ngoại hình, gốc gác gia đình, bản thân cũng là một nguyên nhân. Thuở nhỏ, có người luôn bị bạn bè chế giễu vì vóc dáng. Chính cách cư xử thiếu thiện cảm của người xung quanh đã khiến nạn nhân buồn bực. Để giải tỏa ức chế của bản thân, họ hành hạ mình bằng cách tự cấu véo. Khi kết hôn, những lúc chăn gối, ký ức thời thơ ấu lại tràn về. Và họ thường yêu cầu bạn đời thực hiện những hành động mà trước kia họ từng làm.

Ngoài ra, còn có các sự cố như: Bị coi thường, đối xử bất công tại nơi làm việc hoặc trong cộng đồng, mắc bệnh hoang tưởng, đa nhân cách... Chồng hoặc vợ của người mắc bệnh này nên thông cảm, động viên họ tìm đến bác sĩ tâm lý để chữa trị.

Theo Tiếp Thị & Gia Đình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm