Xử lý đúng khi bị ho đờm, khò khè lúc giao mùa
(Dân trí) - Ho đờm, khò khè là những triệu chứng bệnh thường xuất hiện khi giao mùa, lúc thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh.
Nguyên nhân gây ho đờm, khò khè
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra triệu chứng ho đờm, thở khò khè khi giao mùa, bao gồm cả nhiễm khuẩn hô hấp trên và hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Các nhiễm khuẩn hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, cảm cúm... Đặc điểm của ho đờm, khò khè trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên là xuất hiện khá nhanh, ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, ho thường kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, sốt, đau họng, ù tai. Sau điều trị hết viêm, triệu chứng ho đờm còn kéo dài thêm một thời gian mới hết hẳn và sẽ lại xuất hiện khi có đợt viêm mới.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Có thể liên quan đến viêm phế quản (thường kèm theo sốt, nếu chuyển mạn tính có thể kéo dài triệu chứng ho trên 3 tháng), giãn phế quản (do bẩm sinh hoặc mắc phải, thường ho nhiều vào sáng sớm, có nhiều đờm trắng); hen phế quản (viêm sưng nề gây tắc đường thở, xảy ra khi thay đổi thời tiết, khi hít khói bụi, hút thuốc lá, bội nhiễm hô hấp...); bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (nguy hiểm vì phát triển từ từ, âm thầm, không có dấu hiệu nhận biết cho đến khi nó chuyển sang giai đoạn nặng với triệu chứng khó thở, ho khạc đờm kéo dài, thường gặp ở người trên 45 tuổi và có hút thuốc lá); viêm phổi hoặc lao phổi.
Ngoài ra, ho đờm còn đến từ một số nguyên nhân khác như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh tim mạch, ô nhiễm môi trường...
Tìm đúng nguyên nhân để điều trị
Với nhiều nguyên nhân gây ho đờm, khò khè, việc điều trị có thể từ đơn giản như vệ sinh mũi họng, uống một số thuốc giảm ho hoặc loại trừ các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân tại chỗ như khói, bụi, nhiễm lạnh... nhưng cũng có thể khó khăn, điều trị kéo dài nếu là các bệnh nguy hiểm, mạn tính. Do đó, người bệnh nên tới các phòng khám, bệnh viện để được chuẩn đoán kịp thời.
Ngoài sử dụng các phương thuốc tây y, với đông y, người bệnh có thể lựa chọn nhiều bài thuốc cổ phương như tiểu thanh long thang, tô tử giáng khí thang hay thảo dược lành tính để ngăn ngừa các triệu chứng ho, đờm, khò khè, khó thở ngay từ khi mới xuất hiện, mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho cơ thể.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thông phế Phúc Hưng với thành phần từ tô tử, trần bì, can khương, tỳ bà diệp, ngũ vị tử, bối mẫu, cát cánh, tế tân, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thông phế Phúc Hưng có giấy phép quảng cáo số 1969/2022/XNQC-ATTP do Bộ Y tế cấp ngày 29/11/2022. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng. Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng
Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội
Điện thoại: 1800545435.