Viêm phổi ở Việt Nam khó điều trị do kháng kháng sinh tăng
Theo PGS. TS. BS. Trần Văn Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội Hô hấp Tp.HCM, viêm phổi tại Việt Nam đã và đang ngày càng khó điều trị do tình trạng đề kháng kháng sinh, gọi tắt là kháng thuốc, ngày càng gia tăng.
Thông tin này được chia sẻ tại hội thảo chuyên đề về Lựa chọn kháng sinh trong điều trị Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế, thu hút sự tham dự của hơn 300 bác sĩ hô hấp, tim mạch, nội tổng quát trên cả nước, do Bayer phối hợp với Hội Hô hấp Việt Nam, tổ chức.
Hội thảo nhằm cập nhật cho các chuyên gia y tế những dữ liệu vi sinh mới nhất, thảo luận về những thách thức, chiến lược và tiến bộ trong điều trị Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế (HCAP) hiện nay, thông qua ba chủ đề thảo luận chính: Thực trạng vi sinh gây bệnh trong Viêm phổi cộng đồng và Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế; Thực tế lâm sàng và y văn cho thấy có những trường hợp Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế có thể điều trị như trong Viêm phổi cộng đồng; Hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị Viêm phổi cộng đồng ngăn ngừa sự gia tăng đề kháng kháng sinh
Vi khuẩn S.pneumonia là một trong những tác nhân chính gây viêm phổi tại Việt Nam. Theo một nghiên cứu tại Việt Nam được công bố năm 2013, 75.5% S.pneumonia hiện là đa kháng thuốc, tức là kháng lại từ ba nhóm thuốc kháng sinh trở lên.
Theo Tổ chức y tế thế giới, đề kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi, mọi quốc gia. Tổ chức này cũng khuyến cáo dùng kháng sinh không có toa hoặc kê toa sử dụng kháng sinh quá mức là hai nguyên nhân hàng đầu gây đề kháng kháng sinh.
Trong khi đó, chỉ 10 trong số 10.000 dược chất được kiểm tra sàng lọc được đưa vào giai đoạn đầu tiên của phát triển lâm sàng. Trong số 10 chất này, chỉ có khoảng 1 chất được phát triển thành công thành một loại thuốc mới. Toàn bộ quá trình từ nghiên cứu đến khi thuốc đến được với bệnh nhân mất ít nhất 12 năm.
PGS. TS. BS Trần Văn Ngọc khuyến cáo: “Người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi bị ho dai dẳng, khó thở, đau ngực, sốt không rõ nguyên nhân và quan trọng là không được tự ý sử dụng kháng sinh, cũng như không chia sẻ thuốc kháng sinh của mình với người khác.
PGS.TS.BS. Chu Thị Hạnh trao đổi trong buổi hội thảo
Về phía các chuyên gia y tế, cần đảm bảo chỉ định kháng sinh hợp lý, tránh lạm dụng các kháng sinh phổ rộng trong những trường hợp chỉ cần sử dụng các kháng sinh chuyên biệt. Sự cộng tác từ hai phía như nói trên sẽ góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá – đó là thuốc kháng sinh hiệu quả trong điều trị viêm phổi nói riêng và các bệnh nhiễm khuẩn nói chung.”
Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc kháng sinh và năm 1939, Bayer đã đạt giải Nobel Y học đã được trao cho nhà nghiên cứu Gerhard Domagk,vì đã phát triển thành công chất kháng khuẩn đầu tiên có tên Prontosil. Tại Việt Nam, Bayer đem đến các giải pháp điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, niệu, huyết, viêm tai giữa, mũi xoang, nhiễm trùng mắt, ruột, ổ bụng, xương khớp, da mô mềm, cơ quan sinh dục…
Bà Lynette Moey, Giám đốc Nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam cho biết: “Thuốc kháng sinh là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Vì vậy, Bayer khuyến khích việc sử dụng thuốc kháng sinh thận trọng và có trách nhiệm, nhằm mục đích duy trì giá trị và hiệu quả sử dụng của thuốc càng lâu càng tốt, vì lợi ích điều trị bệnh của tất cả mọi người.”
Thu Lê