1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Viêm mũi xoang - Dễ “phát” khi trời lạnh

Tiết trời trở lạnh là thời điểm lý tưởng cho các bệnh về hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm mũi xoang bùng phát, tái phát và diễn biến tiêu cực. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý bảo vệ mình trước những nguy cơ gây bệnh trong điều kiện thời tiết này.

Xoang mũi là cơ quan đảm nhận chức năng làm ấm, làm ẩm, làm sạch và điều hòa không khí trước khi đưa vào phổi. Thông thường, ở người khỏe mạnh, các chất xuất tiết trong xoang được đẩy ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang, vì vậy, tránh được tình trạng ứ đọng dịch gây viêm nhiễm xoang.

Vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, độ ẩm khi cao, khi thấp khiến mật độ vi khuẩn, virus gây bệnh trong không khí gia tăng. Mặt khác, theo Đông y, thời tiết mùa đông thường chứa rất nhiều yếu tố tà khí như phong, hàn. Khi cơ thể suy yếu, chính khí suy giảm, các yếu tố này sẽ lập tức xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi…

Lúc này, các xoang sẽ bị tắc nghẽn, viêm, phù nề làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ, các dịch nhầy bị ứ đọng lại trong xoang tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển gây sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang.

Hơn nữa, những thời điểm khô hanh trong mùa đông, niêm mạc mũi dễ bị khô và nứt nẻ cùng với sự xuất hiện thêm nhiều dị nguyên gây dự ứng như bụi, khói, phấn hoa… khiến số người bị viêm mũi dị ứng tăng cao. Sau nhiều lần tái phát và không được điều trị dứt điểm, viêm mũi dị ứng sẽ dễ chuyển thành bệnh viêm xoang mạn tính.

Chính vì vậy, trời lạnh không chỉ làm gia tăng thêm số lượng người mới bị mắc bệnh viêm mũi xoang mà còn làm bệnh dễ tái phát và tiến triển trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, mờ mắt, viêm màng não…

Viêm mũi xoang - Dễ “phát” khi trời lạnh

Để phòng bệnh và tránh bệnh tái phát trong mùa lạnh, cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, vùng mặt và chân; vệ sinh hốc mũi hàng ngày bằng nước mối sinh lý; đeo khẩu trang khi đi đường và khi làm việc trong môi trường khói bụi hoặc có hóa chất; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, bệnh viêm xoang mạn tính là một dạng hư hỏa nên việc điều trị không chỉ nhằm giải quyết những viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương (Bổ thận âm và nạp khí về thận). Khi sự cân bằng âm dương được thiết lập lại và chính khí đã vững, hỏa sẽ tự yên vị, sức đề kháng được tăng cường thì tà khí sẽ tự lui.

Bài thuốc Nam có chứa các thành phần như Tân Di, Cảo Bản, Phòng Phong… là một trong những bài thuốc tiêu biểu điều trị viêm xoang dựa trên cơ sở bổ thận, bài nùng sinh cơ, tiêu viêm, kháng khuẩn, tăng cường niễm dịch, giảm sự nhạy cảm của cơ thể đối với môi trường. Nó có tác dụng loại bỏ hoàn toàn phần mủ, máu độc, vi khuẩn gây bệnh… ra khỏi xoang giúp làm sạch xoang, phục hồi ổ viêm và tái tạo niêm mạc mới.

Vì vậy, người bệnh viêm mũi xoang có thể sử dụng các sản phẩm được bào chế dạng viên nang từ bài thuốc trên kết hợp với thuốc xịt thảo dược cùng loại để giúp thông mũi, thông xoang, làm hết viêm đau, sổ mũi, nghẹt mũi, từ đó, điều trị triệt để bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thanh Tuyền

Viêm mũi xoang - Dễ “phát” khi trời lạnh

Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược thành phần thảo dược, sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.

Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tổng đài tư vấn bệnh xoang: 1900.63.64.68

Website: www.thongxoangtan.vn

Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm