1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bạn có biết:

Viêm mũi mạn tính – “thủ phạm” gây viêm xoang

Viêm mũi, đặc biệt là viêm mũi mạn tính là bệnh phổ biến ở Việt Nam và là một trong những “thủ phạm” dẫn tới viêm xoang – viêm xoang mạn tính.

Thế nào là viêm mũi mạn tính?

“Viêm mũi mạn tính” là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do các nguyên nhân: Viêm mũi cấp tính kéo dài, thường xuyên tái phát. Những bệnh viêm nhiễm kế cận như V.A ở trẻ em, sức đề kháng kém; Thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi và hóa chất; Bị một số các dị tật hình thành ở mũi… Theo quan điểm của Đông Y, “viêm mũi mạn tính” xảy ra do phế khi suy nhược, nội tạng bị tổn thương, chức năng chuyển hóa không khí bị suy giảm, hàn khí xâm nhập, niêm mạc phù nề, gây khó thở.

“Viêm mũi mạn tính” tồn tại ở hai thể dạng: viêm mũi mạn tính xuất tiết (có hiện tượng chảy nước mũi, phù nề niêm mạc mũi, mũi ứ đọng nhiều dịch nhầy, cuốn mũi to gây khó thở) và viêm mũi mạn tính quá phát (thường xảy ra ở người lớn, do dị tật vách ngăn mũi (bị vẹo vách ngăn, polyp mũi), hoặc do tiếp xúc với nhiều khói, bụi, cơ địa dị ứng, rối loạn nội tiết, các bệnh như suy gan, suy thận hay rối loạn tiêu hóa.)

Vì sao viêm mũi mạn tính dẫn đến viêm xoang?

Xoang là cơ quan đảm nhận chức năng làm ấm, làm ẩm, làm sạch và điều hòa không khí trước khi đưa vào phổi. Thông thường, ở người khỏe mạnh, các chất xuất tiết trong xoang được đẩy ra ngoài thông qua lỗ thông mũi - xoang, vì vậy sẽ tránh được tình trạng ứ đọng dịch gây viêm nhiễm xoang.

Tuy nhiên, khi mũi “gặp trục trặc”, các chất xuất tiết này sẽ bị ứ đọng do bị cản trở luồng không khí vào, khiến dịch nhầy không thoát kịp. Lỗ thông xoang tắc nghẽn sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các hốc xoang.

Nếu không được “thông thoáng” kịp thời, các dịch nhầy chứa vi khuẩn hoặc nấm sẽ tiếp tục gây tắc lỗ thông xoang, lâu dần sẽ dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ trong các hốc xoan dân tới viêm xoang với các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau nhức vùng má….

“Viêm mũi mạnh tính” không gây nguy hiểm tức thời nhưng là bệnh rất khó chữa dứt điểm, thường tái đi tái lại và là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang – viêm xoang mạn tính.

Làm gì khi bị viêm mũi & viêm xoang mạn tính?

Để điều trị và ngăn ngừa viêm mũi - viêm xoang tái phát hiệu quả, nhất thiết người bệnh phải đi khám chuyên khoa.

Bên cạnh đó có thể sử dụng các thảo dược Tân Di (giảm đau, chống viêm, giảm tiết dịch mũi) ,Tế Tân (giảm đau, gây tê tại chỗ, kháng viêm), Phòng Phong (kháng khuẩn, giảm đau, chống dị ứng), Xuyên Khung (kháng khuẩn, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giảm đau),Thăng Ma - Cam Thảo (giúp bổ huyết, giải độc, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa viêm xoang tái phát). Những thảo dược này khi kết hợp theo bài thuốc cổ phương Tân Di Tán (cổ Tự Y Thư) và bài thuốc gia truyền của Lương y Trần Đống sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi, viêm xoang, đặc biệt là viêm mũi, viêm xoang mạn tính.

Song song với đó, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh (hạn chế dùng đồ lạnh, cay nóng, chất kích thích); đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm… sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Viêm mũi mạn tính – “thủ phạm” gây viêm xoang - 1

Hồng Ánh