1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Viêm da kích ứng do tiếp xúc với nước xả vải

Bé trai mới sinh của chị Hoa ở Thanh Xuân, Hà Nội, hay nổi mụn lấm tấm trên mặt và cơ thể. Các bác sĩ tại Viện Da liễu TƯ chẩn đoán, bé bị viêm da kích ứng do tiếp xúc quá nhiều với nước xả vải.

Theo bác sĩ Mai Kiều Anh, Viện nhi Trung ương, da trẻ sơ sinh rất mỏng nên các sản phẩm có hương thơm, nhất là nước xả vải, dễ thấm qua da hơn. Cơ thể trẻ non yếu nên bị ảnh hưởng hơn nhiều so với người lớn. Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ dị ứng nước xả vải là da nổi mẩn, sần và trẻ hay ngọ ngoậy do ngứa. Mùi thơm đậm đặc còn có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây choáng váng, mất thăng bằng khiến trẻ hay khóc, cáu gắt...

 

Mặt dù ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác hại thực sự của nước xả vải nhưng tại một số bệnh viện như Viện Nhi TƯ và các bệnh viện phụ sản, bác sĩ đã khuyên các bà mẹ không nên dùng nước xả vải để ngâm, giặt đồ cho trẻ con. Tất nhiên, bác sĩ không hoàn toàn quy kết nước xả vải là thủ phạm gây viêm da nhưng theo họ, tốt nhất, nên tránh xa các loại nước có mùi thơm.

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoan, Viện hóa học công nghiệp cho biết: Dùng hóa chất không ít thì nhiều đều có độc hại. Vì vậy, các nhà sản xuất trước khi cho sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như bột giặt, nước xả vải... thì cần phải có sự kiểm định của Bộ Y tế.

 

Để tạo mùi thơm, nhà sản xuất thường cho vào nước xả vải các hợp chất gốc hydrocacbon vòng benzen. Nhưng theo ông Hoan, benzen sẽ rất độc nếu bị sử dụng bừa bãi, và tốt nhất, nên sử dụng cách mà dân gian vẫn hay làm là dùng chanh hoặc nước giấm trắng để làm mềm vải.

 

Nguy hiểm hơn, các nước xả làm mềm vải thường được hướng dẫn hòa trực tiếp vào nước giặt cuối và không cần xả lại bằng nước sạch. Như thế, nó tồn tại rất lâu trong quần áo, bay hơi từ từ và tác động lâu dài đến sức khỏe nhất là đối với trẻ em, người lớn tuổi và người ốm. Chưa kể, việc là ủi, phơi, sấy còn khiến một số hóa chất độc hại bốc hơi mạnh, gây nguy hiểm hơn.

 

Theo Thế giới mới

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm