Vị thuốc từ cải xanh
Khi bạn bị ho phong hàn, nhiều đờm, dùng thân lá cải xanh xắt nhỏ nấu cháo ăn rất tốt. Nếu bị mẩn ngứa, có thể dùng nước đun lá cải xanh lấy nước rửa sẽ hết ngứa.
Cải xanh còn gọi là la thái, mao la, tuyết lý kỳ. Lá cải có tính ôn, vị đắng. Thành phần chính: anbumin, cacbuahydrat, caroten, vitamin B2, C, a-xit nicotic, còn có loài mầu tím, mầu trắng dùng làm thuốc tốt nhất.
Tác dụng: Thông phổi hạ đờm, lợi khí khai vị, chủ yếu dùng cho hàm ẩm nội thịnh, ho hen đờm nhiều, bụng đầy khó chịu.
Cách dùng: Ðun nước, ép lấy nước, đắp ngoài da.
Kiêng kỵ: Nhọt, đau mắt, ho, trĩ, đi ngoài ra máu hoặc người chân hỏa vitamin C mạnh không nên dùng.
Chữa trị:
1. Viêm thận: Cải xanh 150 g (rau khô thì 60 g) đun lửa nhỏ với nước trong 25 phút, đập 1 quả trứng vào. Ðun kỹ cho tí muối làm canh ăn. Ngày một lần vào bữa cơm trưa. Ăn liên tục. Có thể dùng cải xanh đun uống thay chè.
2. Ho phong hàn, nhiều đờm: Thân lá cải xanh rửa sạch, xắt nhỏ, cho lượng gạo vừa đủ đun cháo mà ăn.
3. Bụng khó chịu, ho: Cải xanh non, trần nước sôi xong cho thêm dầu, muối và ít rượu trộn đều mà ăn. Có thể giã nát cải xanh ép nước mà uống. Mỗi lần 50 ml.
4. Bị sơn ăn, mẩn ngứa: Ðun cải xanh kỹ lấy nước mà rửa.
5. Viêm lợi: Cải xanh khô, toàn tính, nghiền bột, đắp vào chỗ đau.
Theo Nhân Dân/Sách "Thức ăn vị thuốc"