Vì sao sinh viên không nên nhịn ăn sáng?

(Dân trí) - Nhịn ăn sáng là câu chuyện hàng ngày của sinh viên nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như kết quả học tập của giới trẻ vẫn đang “tuổi ăn, tuổi học”.

Bữa sáng – rất cần cho sự khởi đầu của một ngày làm việc (Ảnh: T.P)

Bữa sáng – rất cần cho sự khởi đầu của một ngày làm việc (Ảnh: T.P)

  

Qua khảo sát, hầu hết bữa sáng đều được sinh viên “vô tình” bỏ qua với rất nhiều lí do khác nhau. “Phòng mình cứ hôm nào học buổi chiều thì tụi mình thức tới 2 - 3h sáng để ôn bài và hôm sau thì ngủ tới trưa mới dậy, lúc đó, chỉ đánh răng, rửa mặt xong rồi nấu ăn trưa luôn”, T. Chi ( sinh viên trường ĐH Thương mại Hà Nội ),cườinói.

 

Còn có một số nữ sinh muốn giảm cân nên nhịn bữa sáng, chỉ uống nước trước khi đi học, chỉ ăn hai bữa trong ngày. Mình cứ uống 2 cốc nước lọc to, thế là ổn, vì sáng ra mình không cảm thấy đói nên không muốn ăn, kết hợp giảm cân luôn”, T. Huế ( sinh viên

ĐH Sư phạm Hà Nội).

 

Một số bạn lại không bao giờ ăn do bữa sáng đã trở thành thời gian ngủ bù. “Mình hay thức khuya, có hôm đến 1 - 2h nên buổi sáng tranh thủ ngủ nướng thêm. Tỉnh dậy vội

vàng đến lớp, không có thời gian ăn sáng nữa”, Hương Ly ( năm thứ 2, trường Đại học Thương Mại , Hà Nội ) chia sẻ.

 

 
PGS. TS. Trần Đình Toán

PGS. TS. Trần Đình Toán (Ảnh: T.H)

“Bữa ăn sáng là bữa ăn có lợi nhất trong ngày, nó mang lại cho cơ thể năng lượng hoạt động làm việc, giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn, tập trung tiếp thu bài vở cao hơn, đặc biệt là lao động trí óc nhiều như sinh viên”, PGS. TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết.

 

Nếu muốn duy trì tinh thần làm việc được tập trung và hiệu quả hơn thì ăn sáng sẽ là việc làm hiệu quả nhất. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người không ăn sáng hoạt động hiệu quả kém hơn so với người ăn sáng. Ăn sáng cũng giúp kích thích sự trao đổi chất, quá trình này thường diễn ra rất chậm trong suốt một đêm.

 

Sau một đêm nghỉ ngơi, cơ thể cần được khởi động và bữa ăn sáng chính là kích thích hệ thần kinh hiệu quả nhất. Nó có tác dụng làm hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm tiết dịch tiêu hóa, tác dụng tiếp thêm năng lượng cho các cơ quan. Nó có hiệu ứng hoạt hóa các trung tâm trên vỏ não bắt sóng mùi thức ăn và vì thế bộ não thoát khỏi tác động của “hoóc-môn ngủ”.

 

Đối với sinh viên, hệ thần kinh luôn phải hoạt động thường xuyên do việc học tập hàng ngày. “Hoạt động của hệ thần kinh trung ương cần một nguồn năng lượng khá cao. Nguồn nguyên liệu duy nhất mà não bộ sử dụng được đó chính là đường. Nếu ăn sáng đầy đủ thì sẽ có đủ lượng đường trong máu giúp bộ não hoạt động hiệu quả hơn”, PGS. TS. Trần Đình Toán cho biết thêm. Cho nên bữa sáng sẽ có vai trò giúp việc học tập của sinh viên đạt hiệu quả tốt nhất. Cơ thể thiếu chất, gầy gò, ốm yếu, cơ quan nội tạng hoạt động kém, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của bản thân.

 

Sinh viên sống xa nhà, việc ăn uống luôn bị xao nhãng, nhất là những bữa sáng. Điều này sẽ làm kết quả học tập giảm sút và không tốt cho sức khỏe. “Hãy khởi đầu một ngày học tập đầy hiệu quả với bữa ăn sáng với những đồ ăn đóng gói như xôi, cháo và những thức ăn tươi là tốt nhất, giàu dinh dưỡng, ngon miệng và là bữa ăn nhanh thuận tiện”, PGS.

TS. Trần Đình Toán, chia sẻ.

 

Không nên bỏ qua bữa sáng, ngay cả khi bạn đang trong kế hoạch giảm cân. Đặc biệt là cần thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ để có thời gian ăn sáng. Bữa sáng sẽ giúp bạn tối

ưu các hoạt động trong ngày, đặc biệt là trí não.

 

Thanh Huyền