Vì sao nhiều mẹ Việt luôn “nhồi, ép” con ăn?

Biết rằng việc nhồi ép con ăn có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của trẻ nhưng hiện đa số phụ huynh Việt vẫn không đủ “dũng cảm” để “giao” sự chủ động và “quyền tự quyết” cho con trong vấn đề ăn uống bởi quan điểm: “Trẻ con nếu không ép ăn sẽ không thể có đủ chất để lớn”.

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: ép ăn không chỉ gây ra tình trạng biếng ăn mà còn làm tăng nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng. …

Vậy nhưng nhiều phụ huynh đang nuôi con bằng chế độ dinh dưỡng mà bố mẹ cho là tốt chứ không hề quan tâm, “lắng nghe” sở thích, nhu cầu của con.

Ở các vùng đô thị, cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em đang thay đổi theo hướng giảm chất bột, tăng chất đạm từ thức ăn động vật, đường ngọt và đặc biệt là chất béo. Điều này khiến Việt Nam vẫn còn 16% trẻ dưới 5 tuổi không được ăn bổ sung đủ bữa, 28% trẻ không được ăn đủ năng lượng và 18% trẻ không được ăn thức ăn giàu sắt (số liệu tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010)

Tin rằng “ép ăn là…tốt cho trẻ”

Nhiều người cho rằng ép con ăn để con chóng lớn là tốt cho con song thực tế lại ẩn chứa quá nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không chỉ khiến trẻ sợ hãi, ngày càng biếng ăn, giảm khả năng hấp thu, ép trẻ ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ,mắc bệnh gan nhiễm mỡ so với trẻ khác.

Ngoài ra, việc làm này còn khiến bé bị lồng ruột hoặc mắc các bệnh về răng miệng. Tại Mỹ, có đến 79,6% trẻ em thành thị từ 7 - 9 tuổi bị sâu răng, viêm lợi (do thường xuyên ăn thực phẩm giàu protein, chứa nhiều calo). Mặt khác, trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm tăng lượng hormon trong cơ thể khiến trẻ bị dậy thì sớm. Thậm chí làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ.

 

Ép trẻ ăn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Ép trẻ ăn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

 

Không hiểu vai trò của sự “thèm ăn tự nhiên” ở trẻ

Các nghiên cứu chỉ rõ: một đứa trẻ thèm ăn tự nhiên, có bữa ăn vui vẻ sẽ luôn cảm thấy ngon miệng, ăn khỏe hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Trong khi đó, những trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát nạt, ép ăn sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi, dễ bị rối loạn tâm thần, ngày càng biếng ăn, dễ bị suy dinh dưỡng.

Kết quả khảo sát trên 100 sinh viên đăng trên tạp chí Appetite (Hoa Kỳ) cho thấy, 70% đã bị ép ăn từ thời thơ ấu. Trong số này 31% đánh giá cuộc chiến ép ăn vô cùng khốc liệt, 49% nói rằng mình đã khóc và rất khổ sở, 55% từng buồn nôn và 20% nôn. Khi được hỏi bây giờ, họ có thích thực phẩm ngày xưa từng bị ép ăn không, 72% nói rằng họ không muốn ăn thực phẩm đó nữa.

Do đó, để trẻ hết biếng ăn, khỏe mạnh và cao lớn, trước hết cần cung cấp cân bằng dinh dưỡng cho trẻ bằng cách bổ sung đúng cách và hợp lý bữa ăn cân bằng 4 nhóm, gồm chất đạm (10-15% năng lượng), tinh bột (60-65% tổng năng lượng), chất béo (10% tổng năng lượng) và các vitamin, khoáng, chất xơ.

Tuyệt đối không ép con ăn vì điều này chỉ khiến con mất cảm giác thèm ăn tự nhiên, trở nên kén ăn và ăn ít thực phẩm hơn.

Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng các thực phẩm chức năng giúp tăng cảm giác thèm ăn tự nhiên ở bé. Chú ý, những sản phẩm này phải chứa Kẽm, Selen nguồn gốc thực vật, chiết xuất từ tỏi là tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm L-lysine, Taurin, các vitamin nhóm B, vốn là các chất có khả năng kích thích sự phát triển men tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt, thèm ăn tự nhiên và ăn ngon miệng hơn.

Vân Anh

 

 

Vì sao nhiều mẹ Việt luôn “nhồi, ép” con ăn? - 1

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm