1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ung thư giai đoạn cuối: Để “cuộc chiến” trở nên nhẹ nhàng hơn

Có lẽ cái chết không phải là điều đáng sợ nhất đối với bệnh nhân ung thư, mà sự đau đớn họ phải chịu mới là điều đáng sợ nhất. Làm thế nào để đối phó với những triệu chứng, biến chứng do ung thư gây ra? Làm thế nào để người bệnh ung thư có thể sống giai đoạn cuối đời nhẹ nhàng, không đau đớn?

Ung thư không phải bản án tử hình! Nếu như may mắn phát hiện bệnh sớm, cơ may chữa khỏi vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, bởi đa số các trường hợp đều phát hiện muộn, bệnh khó cứu chữa và dễ dẫn tới tử vong.

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thường trải qua những cơn đau, có thể là cấp tính hoặc mãn tính dễ dẫn tới thay đổi trong tâm lý người bệnh, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Người bệnh ung thư giai đoạn cuối thường trải qua những cơn đau, có thể là cấp tính hoặc mãn tính dễ dẫn tới thay đổi trong tâm lý người bệnh, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Người bệnh ung thư giai đoạn cuối đối diện với nhiều đau đớn và biến chứng

Theo ThS. BS Nguyễn Thị Minh Hương, Trưởng khoa Ung bướu Singapore, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung ở giai đoạn cuối, họ đều bị những cơn đau liên tục hành hạ do khối u lớn chèn ép vào các bộ phận, từ đó dễ dẫn tới sự thay đổi trong tâm lý người bệnh như cáu gắt, trầm cảm, mất ngủ, vv…

“Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Di căn tới đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đó: di căn tới xương sẽ gây đau xương, xương dễ gãy, di căn tới não sẽ gây đau đầu; Di căn phổi gây khó thở, thậm chí tràn dịch màng phổi, vv…; Di căn gan gây vàng da, vàng mắt, v.v. Không chỉ riêng bệnh ung thư gây ra đau đớn, mà ở một ố người sức khỏe kém, thuốc hóa trị hoặc xạ trị có thể gây ra những phản ứng phụ như tê tay và chân, nóng rát ở vùng da được trị liệu, nôn mửa, vv… Từ đó, khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, chưa kể cảm giác phải phụ thuộc vào người khác khiến họ thấy mình bất lực”.

Tất cả những điều này không chỉ gây đau khổ cho chính người bệnh, mà người nhà chăm sóc cũng rất vất vả, chưa kể nhiều gia đình lao đao vì thay nhau chăm sóc người thân từ miếng ăn, giấc ngủ.

Ung thư giai đoạn cuối đã lây lan từ vị trí ban đầu tới các cơ quan xa của cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.
Ung thư giai đoạn cuối đã lây lan từ vị trí ban đầu tới các cơ quan xa của cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.

Ở một số người các cơn đau chỉ xảy ra thời gian ngắn, nhưng ở nhiều người quản lý cơn đau kém có thể dẫn tới đau mãn tính.

Bà T.T.H, 51 tuổi chăm sóc chồng điều trị ung thư tại một bệnh viện cho biết: “Ông xã nhà tôi bị ung thư phổi di căn vào xương nên thường xuyên đau đớn, đi lại khó khăn, lúc nào cũng cần có người dìu, cho ăn, cho uống. Ăn uống cũng rất khổ sở, vì ăn thì ít mà nôn thì nhiều. Ông ấy cũng không ngủ được, thường xuyên kêu đau lưng, đau đầu, v.v. Tôi chứng kiến chồng như vậy thì thấy rất xót xa”.

Chị V.T.H, 30 tuổi có mẹ từng mắc ung thư cũng chia sẻ: “Lúc mẹ tôi phát hiện ra bệnh đã là giai đoạn cuối, di căn khắp nơi. Mẹ tôi đau đớn nhiều, phải tiêm morphine để giảm đau. Thời gian đầu thuốc còn có hiệu quả, sau đó thì dù đã tăng liều nhưng bà vẫn luôn kêu đau, quay ra cáu gắt, mắng nhiếc con cái. Tôi biết là bệnh không thể chữa được, nhưng chỉ ước gì có cách nào đấy để giai đoạn cuối của cuộc đời, mẹ tôi được chăm sóc tốt nhất, không còn đau đớn thì tốt biết mấy”.

Làm thế nào để cuộc sống của người bệnh ung thư dễ chịu hơn?

Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư phải chịu nhiều cơn đau và các triệu chứng hành hạ.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư phải chịu nhiều cơn đau và các triệu chứng hành hạ.

Theo bác sĩ Hương, những trường hợp bệnh nhân ung thư nặng có thể điều trị giảm nhẹ tại bệnh viện, để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đau, để những ngày tháng cuối đời của bệnh nhân thoải mái, dễ chịu hơn.

Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ rất đa dạng, như điều trị nâng đỡ giúp sức khỏe người bệnh cải thiện, tập trung điều trị giảm triệu chứng, giảm đau đớn, phục hồi chức năng cho những bệnh nhân có biến chứng, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh dễ ăn và kiểm soát tác dụng phụ, vv… Phương pháp này cũng là một biện pháp giúp những gia đình bận rộn bởi họ không phải dành thời gian quá nhiều, mà vẫn chăm sóc được người thân một cách tốt nhất.

Trong nhiều năm công tác tại Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc, bác sĩ Hương cho biết rất ấn tượng với trường hợp của bà N.T.T, 68 tuổi, Khâm Thiên, Hà Nội. Bà bị chẩn đoán sarcome cơ vân, ung thư tuyến giáp và gặp rất nhiều biến chứng do 2 bệnh ung thư gây ra như thường xuyên lên cơn động kinh, khó thở, không nói, không ăn được, trí nhớ suy giảm, v.v. Tuy nhiên sau 4 tháng điều trị chăm sóc giảm nhẹ với chế độ chăm sóc đặc biệt, các chức năng của người bệnh đã dần phục hồi, sức khỏe tiến triển tốt, có thể tự thở, tự ăn nói được và xuất viện.

Chị Đ.A.T, có mẹ từng điều trị ung thư tử cung giai đoạn cuối tại Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc chia sẻ: “Mẹ tôi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, tình trạng đã rất nặng nên chúng tôi biết không thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, thời gian điều trị chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện đã giúp mẹ tôi có những tháng ngày cuối đời nhẹ nhàng, vui vẻ”.

Không chỉ là một đơn vị đi đầu trong tầm soát ung thư, Khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc còn có thế mạnh trong điều trị ung thư ở tất cả các giai đoạn. Ngoài các bác sĩ Việt Nam giỏi, Bệnh viện Thu Cúc còn hợp tác với đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư nổi tiếng Singapore, nhằm điều trị trực tiếp cho người bệnh ung thư tại Việt Nam. Các điều dưỡng cũng là những người có chuyên môn và được đào tạo bài bản tại Singapore.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng truy cập tại đây hoặc liên hệ: 0907.245.888.