Ứng dụng điểm cảnh báo sớm theo dõi hiệu quả tình trạng bệnh nhân Covid-19

Trường Thịnh

(Dân trí) - EWS là ứng dụng được các cơ sở y tế sử dụng để đánh giá nhanh tình trạng diễn biến xấu của bệnh nhân khi thăm khám sinh hiệu hàng ngày. Đây là một ứng dụng thông minh đã được triển khai rộng khắp trên thế giới.

Nghiên cứu cuối những năm 1990 cho thấy bệnh nhân ngừng tim có thể có chỉ định lâm sàng từ khoảng 6-8 giờ trước đó. Nhưng thực tế ở các khoa không phải ICU, điều này chỉ được nhận ra vào khoảng 15 phút trước khi ngưng tim thực sự xảy ra. Do đó ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm (Early Warning Score- EWS) ra đời để khắc phục tình trạng này.

EWS là ứng dụng được các cơ sở y tế sử dụng để đánh giá nhanh tình trạng diễn biến xấu của bệnh nhân khi thăm khám sinh hiệu hàng ngày. Đây là một ứng dụng thông minh đã được triển khai rộng khắp trên thế giới. Nó giúp các cơ sở y tế tại nhiều nước nâng cao sự an toàn của người bệnh trong bệnh viện, dự đoán chính xác diễn biến xấu của bệnh nhân từ nhiều giờ trước đó, từ đó có các hành động và can thiệp cụ thể ngăn ngừa diễn biến của bệnh nhân. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện rất nhiều về trải nghiệm cũng như sự hài lòng của bệnh nhân.

Tại Việt Nam, EWS đã và đang dần được ứng dụng tại các cơ sở y tế nhằm theo dõi và đánh giá tình trạng diễn biến của bệnh nhân. Ứng dụng này đặc biệt hiệu quả trong theo dõi và điều trị các bệnh nhân Covid-19. Một số bệnh viện tiên phong ứng dụng EWS trong theo dõi và điều trị bệnh nhân bao gồm Bệnh viện Quận 11 tại TPHCM và Bệnh viện Đại học Y Dược (BVĐHYD) Buôn Ma Thuột.

Ths.BS. Nguyễn Hồng Trường, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Quận 11, TPHCM cho biết: "Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua, bệnh viện của chúng tôi được trang bị thiết bị theo dõi bệnh nhân với giải pháp tính điểm cảnh báo sớm của Philips. Giải pháp này đã hỗ trợ các bác sĩ dự đoán được chính xác thời điểm diễn biến của bệnh nhân, nhờ đó có kế hoạch chuyển bệnh nhân vào khu hồi sức tích cực (HSTC) hay chuyển bệnh nhân ra khỏi khu hồi sức tích cực (HSTC), giúp quản lý giường HSTC một cách hiệu quả và an toàn hơn".

Ứng dụng điểm cảnh báo sớm theo dõi hiệu quả tình trạng bệnh nhân Covid-19 - 1
Các điều dưỡng tại Bệnh viện Quận 11 đang kiểm tra sinh hiệu và chỉ số EWS của bệnh nhân.

Được thiết kế và xây dựng hướng tới mô hình bệnh viện thông minh, BVĐHYD Buôn Ma Thuột cũng là một trong những bệnh viện đầu tiên ứng dụng giải pháp tính điểm cảnh báo sớm của Philips tại khoa nội trú, HSTC và cấp cứu.

Ứng dụng điểm cảnh báo sớm theo dõi hiệu quả tình trạng bệnh nhân Covid-19 - 2
Giải pháp tính điểm cảnh báo sớm tự động của Philips được ứng dụng tại BVĐH Buôn Ma Thuột.

Vào trung tuần tháng 6/2022, BVĐHYD Buôn Ma Thuột đã phối hợp với Philips Việt Nam tổ chức khóa đào tạo liên tục về ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm và hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao theo quy trình của Hiệp Hội Tim mạch học Hoa Kỳ cho 180 các bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện tại TP Buôn Ma Thuột và các trung tâm y tế tại 15 huyện vùng sâu xa của tỉnh Đắk Lắk.

Ứng dụng điểm cảnh báo sớm theo dõi hiệu quả tình trạng bệnh nhân Covid-19 - 3

Ths.BS. Nguyễn Hồng Trường, giảng viên bộ môn Cấp cứu Hồi sức Chống độc, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa HSTC và chống độc Bệnh viện Quận 11 trình bày tổng quan về ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm.

Chương trình được thiết kế và thực hiện bởi Ths.BS Nguyễn Hồng Trường, giảng viên bộ môn Cấp cứu Hồi sức Chống độc, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa HSTC và chống độc Bệnh viện Quận 11 cùng các bác sĩ của bệnh viện và các chuyên viên lâm sàng cấp cao của Philips.

Ứng dụng điểm cảnh báo sớm theo dõi hiệu quả tình trạng bệnh nhân Covid-19 - 4
BS. Võ Thúy An, giảng viên ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa hồi sức COVID, BV Quận 11 hướng dẫn học viên thực hành cách tính thang điểm cảnh báo sớm.
Ứng dụng điểm cảnh báo sớm theo dõi hiệu quả tình trạng bệnh nhân Covid-19 - 5
Học viên thực hành hồi sinh tim phổi theo quy trình của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.

Phát biểu khai mạc chương trình đào tạo, BSCKII Võ Minh Thành, Giám đốc BVĐHYD Buôn Ma Thuột chia sẻ: "Tại BVĐHYD Buôn Ma Thuột, giải pháp EWS được ứng dụng như một quy trình phản ứng nhanh, là công cụ theo dõi bệnh nhân liên tục. Nhân viên y tế sẽ thông qua chỉ số để tính điểm cảnh báo sớm, từ đó có những ưu tiên điều trị cho người bệnh có tình trạng xấu hơn. Không chỉ nhân viên y tế, người thân bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng cũng có thể trực tiếp theo dõi được tình trạng của người bệnh. Điều này tạo nên mối quan hệ giám sát, tăng cường hợp tác giữa người nhà bệnh nhân với điều dưỡng, bác sĩ của bệnh viện".

BSCKII Võ Minh Thành cho biết thêm "Khóa đào tạo ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm và hồi sinh tim phổi cơ bản- nâng cao là một hoạt động đặc thù, mang tính chuyên môn cao nhằm nâng cao chuyên môn, phát triển nghề nghiệp, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ngày càng hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực HSTC và cấp cứu, ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm (EWS) của Tập đoàn Philips được trang bị tại bệnh viện đã hỗ trợ hiệu quả trong việc theo dõi diễn tiến của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời".

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng trang bị các máy phá rung tim đa chức năng của Philips cho phép ứng dụng toàn diện từ quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản cho tới cấp cứu tim mạch nâng cao theo qui trình chuẩn của Hiệp Hội Tim mạch học Hoa Kỳ, góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Bà Lê Minh Hòa, Giám đốc khối sản phẩm theo dõi bệnh nhân và giải pháp kết nối, Philips Việt Nam cho biết: "Hầu hết các bệnh viện mà Philips đang hợp tác đều bắt đầu quy trình EWS thủ công trên giấy. Các y bác sĩ có thể quan sát được việc giảm số lượng các biến cố bất lợi nhưng việc tính điểm theo cách thủ công sẽ làm tăng khối lượng công việc của điều dưỡng. Bằng cách tự động hóa việc tính toán EWS, các bệnh viện có thể cải tiến quy trình làm việc và giảm nguy cơ bỏ sót, chậm trễ hoặc lỗi dữ liệu trong theo dõi và điều trị bệnh nhân".