Trẻ miễn dịch yếu - Nguy hiểm hơn bạn tưởng
Một khảo sát của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho thấy, có 10 loại bệnh thường gặp ở trẻ em, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm siêu vi là những bệnh thường gặp nhất và cũng là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Thời gian gần đây, các bệnh viện Nhi luôn trong tình trạng quá tải, chủ yếu là các ca viêm đường hô hấp, tiêu chảy cấp và nguyên nhân chính là do sự suy yếu hệ miễn dịch.
Những con số biết nói
Mới bước vào mùa nóng nhưng tại các bệnh viện Nhi, số trẻ em có các triệu chứng về hô hấp và tiêu hóa đến khám và nhập viện tăng đột biến. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng I, trong ngày 26/3, tại Khoa tiêu hóa đã có hơn 140 trẻ đang nằm điều trị và khoa Hô hấp có gần 180 trẻ.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp BV Nhi đồng 1 cho biết “Sức đề kháng của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất kém. Do vậy trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Với những trẻ có hệ miễn dịch yếu do thiếu nguồn sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng kém, khả năng mắc bệnh, thậm chí là tử vong còn cao hơn gấp nhiều lần”.
Miễn dịch có từ đâu?
Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, miễn dịch ở trẻ nhỏ có được từ hai nguồn chính đó là, trẻ thụ hưởng miễn dịch từ lúc còn là bào thai nằm trong bụng mẹ, giai đoạn bú mẹ - lúc này một số kháng thể của người mẹ có được sẽ truyền sang cho con; và nguồn miễn dịch thứ hai là chính cơ thể em bé tự tạo ra, thông qua dinh dưỡng mà bé được tiếp nhận. Cần biết rằng, nguồn dự trữ kháng thể của mẹ thường sẽ giảm dần sau khi sinh, mà cụ thể là từ tháng thứ 6 sau sinh trở đi. Chính vì vậy, lúc này cơ thể trẻ phải tự tạo ra kháng thể, nên dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lúc này.
Hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ, nhất là trẻ nhỏ trong giai đoạn những năm đầu đời. Chính hệ miễn dịch sẽ giúp cho trẻ tự vệ để không mắc các bệnh nhiễm trùng, cũng như một số dịch bệnh khác. Hệ miễn dịch sẽ ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, tiêu diệt chúng khi đã vào cơ thể và nhận diện, ghi nhớ để có phản ứng hiệu quả hơn trong những lần sau khi mầm bệnh xâm nhập. Nếu hệ miễn dịch của trẻ mạnh sẽ giúp trẻ dễ “lướt” qua được các bệnh lắt nhắt, và cả một số bệnh nhiễm trùng, nhất là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Thật đơn giản để các bà mẹ giúp bé tăng cường miễn dịch một cách toàn diện với dòng sản phẩm Enfa A+ hỗ trợ miễn dịch, bảo vệ 3 chiều. Enfa A+ chứa các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA với hàm lượng gần nhất với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, prebiotic, các vitamin A, C, E và các khoáng chất (Kẽm, Selen)
Enfa A+ là dòng sản phẩm của Mead Johnson, một công ty dinh dưỡng trẻ em hàng đầu Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em dựa trên nghiên cứu khoa học và theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Mỹ đã cho thấy các trẻ em ở nhóm được nuôi bằng sữa của Mead Johnson ít mắc các bệnh đường hô hấp và các bệnh thông thường hơn những trẻ được nuôi bằng các sữa công thức khác. |
Để tăng cường miễn dịch cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, cần cho trẻ bú mẹ càng sớm, và thời gian bú mẹ càng lâu thì càng tốt (nếu có điều kiện). Tuy nhiên, trong thực tế, không phải bà mẹ nào cũng có điều kiện cho con bú mẹ hoàn toàn như mong muốn, như những trường hợp mẹ thiếu sữa; mẹ mắc một số bệnh; hay do công việc bận rộn…thì cần phải chọn lựa nguồn thức ăn bổ sung cho trẻ đảm bảo để tăng cường dinh dưỡng, miễn dịch, nhằm chống lại các bệnh tật tấn công. Bởi vì ngay từ lúc lọt lòng mẹ, cơ thể trẻ đã phải chống chọi lại với những nguy cơ đe dọa sức khỏe bởi môi trường ô nhiễm, dịch bệnh...Các yếu tố gây bệnh có thể tấn công trẻ từ nhiều đường.
Vì vậy, theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, với những trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Và, trẻ thường xuyên mắc các bệnh lắt nhắt sẽ biếng ăn, dẫn tới suy dinh dưỡng. Chính suy dinh dưỡng lại làm cho trẻ dễ bị bệnh tật tấn công. Cứ thế tạo ra cái vòng lẩn quẩn!
Để hệ miễn dịch của trẻ đủ mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên chủ động hơn thông qua nguồn dinh dưỡng. Nếu cho con bú, người mẹ nên ăn uống đa dạng, duy trì việc uống sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là một cách để đảm bảo cho con một nguồn sữa mẹ thật chất lượng. Với những trẻ không được bú mẹ, hoặc đã thôi bú mẹ, ngoài việc cung cấp cho trẻ đủ 4 nhóm (đạm, bột đường, béo, khoáng chất và vitamine), cần duy trì cho trẻ uống sữa. Đặc biệt, cần chú tâm với trẻ dưới 3 tuổi, vì sữa là nguồn thực phẩm lý tưởng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch như DHA, ARA, Prebiotic, vitamine và các chất chống oxy hóa với một hàm lượng cân đối...sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh tật, từ đó cơ thể trẻ phát triển toàn diện hơn.
Huyền Hương
Theo Thanh Niên