Trẻ bị tiêu chảy do dinh dưỡng không hợp lý

Con khoẻ mạnh, có tầm vóc cao lớn là mong muốn của không của riêng ai. Nhiều ông bố, bà mẹ vì quá mong muốn con mình phát triển vượt trội đã vội vàng ép con ăn nhiều chất bổ dưỡng với chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Bác sĩ Hà Thị Việt Hòa

Bác sĩ Hà Thị Việt Hòa

Không khó có thể bắt gặp các câu hỏi liên quan cùng một nội dung, liên quan đến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ tại trang tư vấn dinh dưỡng trực tuyến của Phòng khám Dinh dưỡng. Về vấn đề này, chị Minh Phương (Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: “Nghe nhiều mẹ mách cho con ăn thêm chất xơ để bé tiêu hoá tốt, mình cũng cho bé ăn rau xanh và hoa quả. Nhưng bé lại rất ghét ăn rau nên mình ép bé ăn thêm hoa quả để bù vào. Chẳng hiểu sao bé lại bị tiêu chảy, đi ngoài những 10 lần/ ngày”.

Sau khi được bác sĩ chuyên khoa Hà Thị Việt Hòa tư vấn, chị Phương đã biết được nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở con nhà mình đó chính là do chị đã ép con ăn quá nhiều hoa quả và rau xanh, lượng chất xơ vượt quá mức quy định đối với tháng tuổi của bé khiến bé bị tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn cho chị chế độ dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với độ tuổi của bé. Nhờ đó, tình trạng tiêu chảy của bé không còn nữa, bé cũng ăn ngoan và ngủ tốt hơn.
 
Ngoài các nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy như viêm nhiễm trong và ngoài đường ruột, ảnh hưởng do thay đổi thời tiết, khí hậu thì việc nuôi dưỡng trẻ không hợp lý đặc biệt là một chế độ thực đơn không đảm bảo tính khoa học sẽ góp phần rất lớn gây ra bệnh tiêu chảy cho trẻ”, Bác sĩ Việt Hòa cho biết.
Đa phần các bố mẹ trước khi đưa con đến tư vấn tại phòng khám đều mắc phải những sai lầm trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như: cho trẻ ăn quá no, quá ít, ăn không theo thời gian quy định, thành phần thức ăn không thích hợp, cho trẻ ăn bột hoặc cơm hoặc ăn các chất béo quá sớm và đột nhiên thay đổi chủng loại tính chất thức ăn không phù hợp, hoặc đột ngột cắt sữa. Những bất hợp lý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ đã dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hoá và gây ra tiêu chảy ở trẻ.

Đông đảo phụ huynh cho con đến khám tại phòng khám Dinh dưỡng Nguyễn Chí Thanh

Đông đảo phụ huynh cho con đến khám tại phòng khám Dinh dưỡng Nguyễn Chí Thanh

Sau khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ có thể  bị sút cân bởi khi đó nhu cầu về chất dinh dưỡng của cơ thể tăng, cộng với việc trẻ bị  tiêu chảy thường rất biếng ăn nên sức hấp thụ  thức ăn cũng giảm. Nếu trẻ bị tiêu chảy lâu ngày, hoặc thường xuyên thì cơ thể khó phục hồi nhanh, sự tăng trưởng của trẻ bị  ảnh hưởng. Do đó, trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Để thúc đẩy sự phục hồi của niêm mạc ruột của trẻ, cha mẹ cần lưu  ý chế độ nuôi dưỡng hợp lý. 

Với sữa mẹ, trong khi trẻ bị tiêu chảy, phải tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu và ý  muốn của trẻ, không được ngưng hoặc giảm, đồng thời phải bù dung dịch điện giải. Riêng với thức  ăn, nên cho trẻ ăn cả loại mềm lẫn loại  đặc. Trẻ trên 6 tháng tuổi mà trước đó chưa  được ăn dặm thì giờ có thể cho ăn, bắt đầu với thức ăn mềm. Nếu trong quá trình điều trị phải ngưng cho ăn thì sau khi điều trị xong phải cho ăn lại ngay. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ (6-7 bữa mỗi ngày), không cần những loại thức ăn cầu kỳ mà nên chọn gạo tốt nấu cháo nhừ; cung cấp chất đạm cho cơ thể trẻ qua trứng, thịt hoặc cá nấu nhừ; thêm 5-10ml dầu ăn vào mỗi 100ml thức ăn để tăng năng lượng. Trẻ có thể uống nước quả tươi hoặc ăn chuối chín để có thêm kali và muối khoáng, sinh tố. Thêm các thức ăn có chứa tiền sinh tố A như cà rốt, bí đỏ, đu đủ… các loại rau lá màu xanh thẫm cũng rất tốt.

Khu vui chơi cho trẻ tại phòng khám

Khu vui chơi cho trẻ tại phòng khám

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, các bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Cụ thể, trong chế độ dinh dưỡng của trẻ cần có đủ 4 nhóm chất cần thiết: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất phù hợp với thể trạng của trẻ. Ngoài ra, các bố mẹ không nên vì muốn con nhanh tăng cân mà ép bé ăn quá nhiều, hoặc tự ý cho bé dùng thuốc, thực phẩm bổ sung không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng nên định kỳ đưa con đến các phòng khám dinh dưỡng uy tín để kiểm tra chiều cao, cân nặng cũng như được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

 Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, các bố mẹ có thể tìm đến Phòng khám Dinh dưỡng tại tầng 1, toà nhà 5 tầng, số 70 Nguyễn Chí Thanh để được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con mình. Đây là phòng khám dinh dưỡng đầu tiên trên địa bàn thành phố hoạt động theo phương thức xã hội hoá, hướng tới việc cải thiện chất lượng bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ trẻ em, giúp ngăn ngừa những bệnh có liên quan tới dinh dưỡng. Với đội ngũ y bác sĩ tận tâm, có chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, phòng khám dinh dưỡngđang dần khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực chăm sóc y tế nói chung và lĩnh vực dinh dưỡng nói riêng.