Trầm cảm là một bệnh thực thể?
(Dân trí) - Theo một chuyên gia của ĐH Cambridge, trầm cảm là một bệnh thực thể và có thể điều trị bằng thuốc kháng viêm.
Một chuyên gia tin rằng hệ miễn dịch hoạt động quá mức đã kích thích căn bệnh thần kinh bằng cách gây ra tình trạng viêm lan toàn, dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bất hạnh.
Hệ miễn dịch có thể đã thất bại khi “tự ngắt” sau khi tình trạng bệnh tật hay chấn thương kết thúc.
Nghiên cứu trước đó cho thấy những người bị sang chấn cảm xúc có các dấu hiệu viêm, cho thấy hệ miễn dịch của họ liên tục “quá tải”.
Cứ 13 người Anh có 1 người bị trầm cảm – phần lớn được điều trị bằng cách khôi phục các hoạt chất mang lại cảm giác tốt lành trong não bộ.
Hệ thống miễn dịch sẽ gây viêm khi bị đe dọa
Khi hệ miễn dịch nghi ngờ một mối đe dọa, nó sẽ gây ra chứng viêm, dẫn tới những thay đổi trong cơ thể, chẳng hạn như tăng số lượng hồng cầu để chuẩn bị cho việc chữa lành vết thương.
Cho đến gần đây, các nhà khoa học vẫn tin rằng não bộ và hệ miễn dịch hoạt động riêng biệt, tức là tình trạng trên không gây ra trầm cảm. Nhưng nghiên cứu mới nhất lại cho thấy mối lien quan mật thiết.
Số liệu cũng cho thấy khoảng 60% những người đi khám do đau ngực có cảm giác lo âu, trong khi xấp xỉ 30% những người viêm khớp có vấn đề sức khỏe tâm thần cao gấp 4 lần so với người bình thường.
GS Robert Lechler, Chủ tịch Viện Y học khoa học, cho biết: “Có một sự kết nối cơ học thực sự giữa tâm trí – hệ thần kinh và hệ miễn dịch”.
Các chuyên gia cũng nhận định việc tách bạch các điều kiện sức khỏe tâm thần với thể đã lỗi thời. Bởi nghiên cứu của ĐH Bang Bắc Carolina cho thấy cứ 5 phụ nữ có 1 phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường đã có cảm giác lo lắng từ trước đó.
Nhân Hà