Tiến sĩ Tạ Nhật Ánh: “Lười vận động tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật”

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bàn về căn bệnh lười vận động của trẻ em hiện nay và hiệu quả của các giờ học thể chất ở trường, chia sẻ của Tiến sĩ Tâm lý Tạ Nhật Ánh.

Tiến sĩ Tâm lý Tạ Nhật Ánh cho rằng thực tế hiện nay trẻ em trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang lười vận động. Điều đó tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh béo phì ở trẻ.

Tiến sĩ đánh giá như thế nào về việc vận động thể chất của trẻ em Việt Nam hiện nay?

Trẻ em nói chung đang rất “lười vận động”, không chỉ các em ở thành thị mà cả ở nông thôn cũng vậy. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2019, 80% trẻ em toàn cầu không rèn luyện thể chất đủ thời gian, tức là dưới mức tiêu chuẩn. Đó thực sự là vấn đề đáng quan ngại.

Theo Tiến sĩ, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan. Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên chính là sự phụ thuộc vào các thiết bị di động. Không khó để bắt gặp những em học sinh ngồi một chỗ xem youtube hay chơi điện tử. Phải thừa nhận rằng, các nội dung trên mạng vô cùng đa dạng và thu hút, thậm chí đối với cả người lớn.

Thứ hai, không gian vui chơi ở các đô thị đang thiếu trầm trọng, phần lớn thời gian các em hoạt động trong nhà hoặc ở trường. Thứ ba, nhiều bậc cha mẹ quá bận rộn với công việc, sử dụng điện thoại giống như một phần thưởng, một công cụ để “trông nom” con cái.

Tiến sĩ Tạ Nhật Ánh: “Lười vận động tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật” - 1
Tiến sĩ Tâm lý Tạ Nhật Ánh

Hiện nay, không phải ai cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của rèn luyện thể chất. Nguy cơ chúng ta dễ mắc bệnh gì nếu không vận động thường xuyên?

Ai cũng biết là cơ thể chúng ta cần được chăm sóc và luyện tập mỗi ngày. Lười vận động và tập luyện sẽ làm giảm phản xạ nhanh nhạy, sự bền bỉ, độ săn chắc của cơ bắp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, đó cũng là lý do khiến trẻ dễ mắc bệnh béo phì.

Ngoài các bệnh thể lý, liệu có tiềm ẩn các căn bệnh tâm lý nào khác ?

Vận động và luyện tập giúp chúng ta sản sinh các hormone lành mạnh cho cơ thể như: Dopamine, Oxytoxin, Endophin, Serotonin. Các hormone này khiến chúng ta cảm nhận sức khỏe về mặt tinh thần và thể chất. Vận động thể lực giúp làm giảm những triệu chứng lo lắng, trầm cảm, rối loạn lo âu  và khiến cho chúng ta  hạnh phúc hơn.

Gợi ý để cải thiện tình hình này?

Để thay đổi được tình hình, tôi nghĩ, trước hết chúng ta cần phải nâng cao nhận thức cho trẻ về lợi ích của rèn luyện thể chất, các cha mẹ cũng nên đồng hành trong việc này như tập thể dục cùng con, quan tâm đến chúng nhiều hơn. Nhưng để phổ biến trên diện rộng, cần có sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành.

Mới đây, Vụ Thể thao Học sinh Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Công ty Cổ phần sữa quốc tế IDP phối hợp phát động chương trình “Thiếu nhi Việt Nam, rèn luyện thể thao – nâng cao trí lực. Tôi thấy đây là một chương trình rất ý nghĩa, nhân văn, sẽ góp phần quan trọng giúp thay đổi tư duy vận động không chỉ cho trẻ em mà cả xã hội. Với những phát động của WHO – tổ chức y tế thế giới đánh dấu năm 2020 là năm vận động vì sức khỏe tinh thần toàn cầu, tôi thấy hoạt động của chiến dịch là một sự hưởng ứng rất nhanh và thiết thực nhằm mang đến sức khỏe toàn diện cho từng người dân nói chung và các em học sinh nói riêng.

Tiến sĩ Tạ Nhật Ánh: “Lười vận động tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật” - 2
Chương trình Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao – nâng cao trí lực được các em học sinh đặc biệt quan tâm

Kun Dance Festival là sự kiện hưởng ứng trong khuôn khổ chương trình "Thiếu nhi Việt Nam rèn luyện thể thao - nâng cao trí lực", diễn ra từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 3 năm 2021.

Chương trình được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về vận động thể chất và khuyến khích các em thể hiện tài năng của bản thân.

Sự kiện sắp tới sẽ diễn ra ngày 23/11 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.