Thời tiết chuyển mùa, bệnh hô hấp "rình rập" trẻ
(Dân trí) - Giai đoạn giao mùa, nhất là trong những ngày vừa qua, thời tiết nóng, nồm ẩm, mưa… là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc các vấn đề về hô hấp.
Tại TP. HCM, dù chỉ mới đầu mùa mưa nhưng diễn biến của bệnh truyền nhiễm đã có dấu hiệu tăng mạnh hơn so với năm ngoái. Theo các bác sĩ, thời điểm giao mùa bắt đầu hồi tháng 4 (từ mùa khô sang mùa mưa) sẽ làm phát sinh nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về hô hấp cấp ở trẻ em. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. HCM, số lượng bệnh nhi nhập viện do bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp tăng đáng kể. Thậm chí, có thời điểm, hai bệnh nhi phải nằm ghép chung một giường.
Tương tự như ở miền Bắc, thời tiết có hôm nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 30 độ C rồi đột ngột mưa giông, chuyển lạnh... khiến nhiều trẻ bị cảm, ho, sốt... Đặc biệt, số lượng trẻ em bị mắc bệnh do thời tiết thay đổi cũng tăng cao. Theo báo cáo của khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trong hơn một tuần qua, lượng bệnh nhi đến khám tăng đáng kể.
Vì sao trẻ dễ mắc bệnh hô hấp, nhất là ho, sổ mũi khi thời tiết thay đổi?
Theo các chuyên gia, trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, bất cứ tác động nhỏ nào từ môi trường bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng, nhất là dễ dẫn đến các bệnh lý nhiễm khuẩn. Khi trẻ bị mắc các vấn đề hô hấp với những triệu chứng điển hình ban đầu như ho, sổ mũi... nếu phụ huynh không biết cách chăm sóc đúng, tình trạng của trẻ dễ chuyển nặng, dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm phế quản, viêm phổi…
Điều đáng nói là, khi thấy trẻ cảm ho, sổ mũi, nhiều bậc phụ huynh thường tự mua kháng sinh, thuốc ức chế ho, hoặc thuốc chống dị ứng để điều trị. Điều này vô cùng nguy hiểm vì việc tự ý dùng các loại thuốc này mà không đúng bệnh, không đúng liều lượng… có thể vừa không hiệu quả, thậm chí làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ, chưa nói tới nguy cơ kháng thuốc và những tác dụng phụ khó lường.
Ngược lại, một số bố mẹ lại quá lơ là trước các triệu chứng khởi phát bệnh hô hấp ở trẻ. Nhiều trường hợp, ban đầu trẻ chỉ húng hắng ho, chảy nước mũi trong hoặc sốt nhẹ. Phụ huynh không chú ý, nghĩ đơn giản là do thay đổi thời tiết nên không xử trí gì, để mặc trẻ tự khỏi. Hành động chủ quan này cũng có thể khiến các triệu chứng ho cảm nhẹ trở nên nặng nề, biến chứng, khiến trẻ phải nhập viện.
Các chuyên gia cảnh báo, việc xử trí không đúng khi trẻ mới chớm bệnh hô hấp có thể khiến trẻ dễ bị tái phát, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch...
Cách điều trị bệnh hô hấp hợp lý: Đâu mới là "thời điểm vàng"?
Chia sẻ về cách chăm sóc và điều trị cho trẻ thế nào là đúng, theo các chuyên gia nhi khoa, phụ huynh cần biết cách xử trí đúng ngay khi trẻ chớm có các triệu chứng ho, sổ mũi, đổ nhiều mồ hôi. Tuyệt đối tránh để tới khi trẻ ho nặng, sổ mũi đặc, nhiều mới tìm các biện pháp khắc phục hoặc tùy tiện dùng kháng sinh cho con uống ngay khi trẻ có dấu hiệu cảm, ho, sổ mũi... Đây là những sai lầm tai hại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.
Các chuyên gia cho rằng, khi trẻ mới mắc các vấn đề về hô hấp, điều quan trọng là điều trị tốt các triệu chứng:
- Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì cho con dùng thuốc hạ sốt.
- Nếu trẻ ho nhiều, cha mẹ cho con dùng các loại siro ho cảm có thành phần thảo dược sạch như quất, húng chanh, mật ong, cát cánh… Nên chọn sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đảm bảo và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ: Trẻ sơ sinh, trẻ trên 3 tuổi… Ngoài ra, cần kết hợp với việc vệ sinh mũi khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi…
- Cha mẹ cũng cần lưu ý nhận biết những dấu hiệu trở nặng của bệnh của trẻ để đưa con đi khám sớm như bỏ ăn. bỏ bú, sốt li bì, thở rút lõm lồng ngực…
Để phòng tránh các bệnh hô hấp, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, với thời tiết khó chịu như hiện nay, trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp nên bố mẹ càng cần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không cho trẻ chơi đùa ở những nơi nắng nóng, có gió lùa; cho bé đi tiêm phòng đúng lịch; cho con uống siro ho cảm thảo dược ngay khi chớm ho, sổ mũi...
Ngoài ra, bố mẹ lưu ý hằng ngày vệ sinh sạch sẽ chân tay cho trẻ thường xuyên. Bản thân người chăm sóc cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Hạn cho trẻ tiếp xúc nơi đông người và thường xuyên đeo khẩu trang khi di chuyển. Đảm bảo cho trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là uống đủ lượng nước trong mỗi ngày, tăng lượng đạm và mỡ trong khẩu phần ăn... cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Được sản xuất từ các dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới như Quất (trồng tại Nam Định), Cát cánh (trồng tại Lào Cai)... Siro ho cảm Ích Nhi có tác dụng hỗ trợ giải cảm, giảm ho, giảm sổ mũi, tiêu đờm. Sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ích Nhi còn phát triển sản phẩm Siro ho cảm Ích Nhi 3+ và Viên ngậm Ích Nhi - phù hợp cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại: https://www.facebook.com/ichnhi.vn
GPQC số:00859/2019/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.