1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm:

Thịt lợn hại người

Tại các chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội, tình trạng thịt tồn dư kháng sinh quá mức cho phép vẫn xuất hiện. Không thể phát hiện bằng mắt thường khi thịt chưa được nấu chín nên càng khó cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn thịt ngon, đạt chất lượng.

Chuyện thường gặp

 

Vừa qua, chúng tôi nhận được mẫu thịt lợn luộc từ gia đình nhà bác Tuyết ở số 2 ngõ 30 Phan Đình Giót, Hà nội. Mẫu thịt nặng khoảng hơn 100g. Trên mẫu thịt có một góc chu vi khoảng bằng đầu ngón tay cái chất bột kết tủa màu trắng. Bác Tuyết cho biết đây khi luộc thịt không thấy có mùi vị gì khác lạ nhưng khi thái ra, đúng vào chỗ có chất bột trắng, mùi kháng sinh bay ra nồng nặc. Nhiều lần gia đình cũng đã gặp thịt có mùi kháng sinh những vẫn đung kỹ lên ăn. Lần này, thấy thịt quá nặng mùi kháng sinh nên mới lo lắng, hỏi xem có ảnh hưởng đến sức khỏe?

 

Không chỉ có bác Tuyết mà nhiều gia đình khác cũng từng đôi lần bắt gặp thịt lợn rang nấu lên có mùi kháng sinh.

 

Tồn dư theo cơ chế nào?

 

Tại trung tâm Kiểm định vệ sinh thú y, Cục Thú y, chị Bùi Phương Hòa, Giám đốc cho biết, TT chỉ kiểm tra mẫu thịt sống, không kiểm tra thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên, chỉ cần ngửi bằng mũi thường, mẫu thịt này cũng thấy mùi kháng sinh, gồm cả step lẫn penicilin rất đặc trưng.

 

Thường tồn dư kháng sinh trong thịt lợn không thể nhận biết được bằng mắt thường, nếu là tồn dư kháng sinh đặc trưng với độ đậm đặc thì mới có thể ngửi được bằng mũi.

 

Lượng tồn dư cho phép thông thường chỉ ở mức độ phần tỷ vì lượng kháng sinh vào cơ thể con vật đã biến đổi nhiều, chỉ 30 phút sau đi tiểu đã thấy mùi kháng sinh. Con lợn phải ốm lắm hoặc vừa tiêm, làm thịt ngay thì mùi kháng sinh mới nặng như mẫu thịt nhà bác Tuyết.

 

Điều bất thường trong mẫu thịt lợn nhà bác Tuyết là sau khi đã nhiệt độ sôi hơn 100 độ C, thịt thái ra vẫn còn nguyên bột trắng kết tủa đậm đặc mùi kháng sinh đặc trưng. ThS Lê Thị Hồng Hảo, Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng cho biết: thông thường, kháng sinh dùng cho lợn qua đường ăn thì không thể tụ trong thịt nguyên cả một chỗ với hàm lượng cao. Nếu lợn ốm nặng phải tiêm thì sau khi vào cơ thể con vật cũng phải tan. Khả năng là vừa tiêm xong, làm thịt ngay thì mới có hiện tượng kết tủa kháng sinh như vậy.

 

Biến đổi hormone

 

Theo ThS Lê Thị Hồng Hảo, ăn thịt có tồn dư kháng sinh với liều lượng thấp thường xuyên sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Không những gây nhờn thuốc, loại bỏ những vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích, tạo vitamin nhóm B trong đường tiêu hóa, gây khó khăn trong công tác điều trị phòng chống bệnh tật.

 

Một số loại vừa là kháng sinh vừa là hormone như Dexametazon, Tetaciline… nếu ăn thịt có chứa các chất này có thể gây hiện tượng giảm mật độ tinh trùng, hiện tượng đồng tính  luyến ái tăng, tinh hoàn lệch ẩn ở trẻ em dậy thì.

 

Ở Việt Nam, có những kháng sinh, tăng trọng nếu tồn dư trong thức ăn có thể gây ung thư đã bị cấm nhưng một số hộ chăn nuôi lẻ vẫn dùng chui (epstadiol).Vì vậy, để tránh những rủi ro, người tiêu dùng nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chọn mua thịt tại những cơ sở có uy tín hoặc tại các siêu thị.

 

Phân biệt thịt ngon – thịt tồn dư kháng sinh

 

Khi chế biến, nếu thấy thịt có mùi lạ hoặc mùi kháng sinh thì không nên ăn.

 

Không thể phát hiện được thịt tồn dưa kháng sinh bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu tảng thịt bày trên sạp nhạt màu, có nước ướt hoặc đọng thày giọt là không ngon.

 

Thịt rang lên mà nước trùm lên như… cơm sôi, mùi hoi hoi là lợn ăn nhiều “tăng tốc”.

 

Thịt tươi màu hồng, đỏ tự nhiên, sờ dẻo tay, không có nước, không có mùi lạ là thịt ngon.

 

Thịt ngon rang có mùi thơm đặc trưng, ngon, ngọt là lợn nuôi đảm bảo chất lượng.

 

Theo Vân Dung

Sức khỏe & Đời sống