Thêm 2 người không còn vi-rút HIV trong cơ thể

(Dân trí) - Một nam giới đã không còn phát hiện vi-rút HIV trong các tế bào máu từ 2 năm qua trong khi một người khác thì đã sạch vi-rút này 4 năm nay. Nghiên cứu tại Anh cho thấy tế bào gốc từ tủy xương có thể bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm vi-rút HIV.

Hai nam giới sống chung với HIV đã lâu nhưng nay không còn phát hiện loại vi-rút này trong tế bào máu nhiều năm nay sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ tuỷ xương.

 

Vi-rút này dễ dàng phát hiện trong những tế bào lympho, những tế bào máu có nhiệm vụ bảo vệ hệ miễn dịch khỏi các cuộc tấn công của 2 người đàn ông này trước ca cấy ghép. Tuy nhiên, chỉ 8 tháng sau mổ đã không thể phát hiện vi-rút này.

 

Những bệnh nhân này được điều trị tại bệnh viện Brigham và Phụ nữ (BWH) và hiện vẫn đang duy trì liệu pháp kháng vi-rút kể từ sau khi cấy ghép. Những loại thuốc có nhiệm vụ ngăn chặn sự phát triển của vi-rút HIV.

 

“Điều này cho chúng ta những thông tin rất quan trọng”, TS Daniel Kuritzkes, nói, “Nó cho thấy rằng ngoài liệu pháp kháng vi-rút, các tế bào mới đã chiếm lĩnh hệ miễn dịch của bệnh nhân, giúp bảo vệ cơ thể họ khỏi sự xâm lược của vi-rút HIV.

 

Việc cấy ghép tTế bào gốc từ tuỷ xương này được thực hiện trên 2 bệnh ở các thời điểm khác nhau (1 người cách đây 2 và 1 người cách đây 4 năm).

 

Thêm 2 nam giới không còn vi-rút HIV trong cơ thể

HIV xâm nhập vào các mô bạch huyết: Các nhà khoa học không tìm thấy HIV trong các tế bào của 2 bệnh nhân kể từ sau khi cấy tế bào gốc từ tuỷ xương.

 

Theo thời gian, khi các tế bào trong cơ thể bệnh nhân được thay thế bởi các tế bào của người hiến thì các dấu vết của HIV cũng biến mất. Mức độ kháng thể HIV, một chỉ số xét nghiệm vi-rút HIV trong cơ thể, cũng giảm ở cả 2 người đàn ông này.

 

“Chúng tôi dự kiến vi-rút HIV sẽ biến mất khỏi huyết tương của bệnh nhân nhưng thật ngạc nhiên là chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của HIV trong các tế bào đó. Bước tiếp theo là xác định xem có bất kỳ dấu vết của HIV trong các mô của cơ thể không”, TS Timothy Henrich nói.

 

Các nhà nghiên cứu Anh cũng có kế hoạch nghiên cứu thêm các bệnh nhân có HIV dương tính, những người đã trải qua cấy ghép tủy xương.

 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có hai sự khác biệt chính giữa các bệnh nhân Brigham và bệnh nhân Berlin (Timothy Brown, từng được gọi là “Bệnh nhân Berlin” và là người duy nhất đã được xác nhận là chữa khỏi AIDS, sau khi được cấy tuỷ xương từ một người có khả năng kháng vi-rút HIV). Khác biệt thứ nhất là ở trường hợp bệnh nhân Berlin, tuỷ xương được lựa chọn là ở người có gen đột biến kháng vi-rút HIV. Còn ở bệnh nhân Brigham, bệnh nhân chỉ cấy ghép tế baà gốc từ tuỷ xương bình thường, hoàn toàn không có khả năng kháng vi-rút HIV.

 

Khác biệt thứ hai là bệnh nhân Berlin ngừng điều trị kháng vi-rút sau khi ca phẫu thụât trong khi bệnh nhân Brigham vẫn điều trị kháng vi-rút.

 

Hai trường hợp này sẽ được trình bày tại Hội nghị quốc tế AIDS tại BWH ở Boston (Anh).

 

Trần Phương

Theo Dailymail