Thêm 1 bệnh nhân có HIV khỏi bệnh

(Dân trí) - Trên tạp chí Nature trực tuyến, báo cáo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu tại 4 trường đại học Vương quốc Anh: UCL, Imperial, Oxford và Cambridge về trường hợp chữa khỏi HIV được trình bày tại hội nghị về HIV ở Seattle.

HIV.jpg

Bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2003. Tuy nhiên, phải đến 2012, bệnh nhân mới bắt đầu dùng liệu pháp kháng retrovirus (hay ART, là thuốc ức chế HIV - thuốc được khuyên dùng điều trị ngay lập tức sau chẩn đoán từ năm 1996) để kiểm soát nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu không giải thích lý do tại sao bệnh nhân London đã trì hoãn tới 9 năm mới bắt đầu điều trị ARV.

Cũng trong năm này bệnh nhân đã phát triển u lympho Hodgkin và 4 năm sau (2016), bệnh nhân đồng ý ghép tế bào gốc để điều trị ung thư.

Kháng HIV nhờ đột biến gen CCR5

Giống như bất kỳ bệnh nhân nào khác trong bệnh cảnh khá đặc biệt của mình, các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân hy vọng có thể đạt được sự cân bằng hoàn hảo: tìm một người cho có gen kháng HIV có thể quét sạch cả bệnh ung thư và vi rút trong cùng một lần.

Hầu hết chúng ta đều mang gen CCR5. Nó rất không hữu ích theo nhiều cách. Nó cản trở khả năng chúng ta sống sót và hồi phục sau đột quỵ, theo nghiên cứu gần đây. Nó cũng là gen mà HIV nhắm vào và sử dụng làm cứ điểm để xâm nhập vào hệ thống miễn dịch.

Một số ít người trên thế giới mang đột biến CCR5, ngăn không cho gen biểu hiện, về cơ bản là ức chế gen hoàn toàn.

Kết quả là, họ có sức đề kháng HIV một cách tự nhiên, mang lại cho họ danh hiệu “người kiểm soát ưu tú” - bởi vì họ tự nhiên “kiểm soát” vi-rút như thể đang dùng thuốc ức chế vi-rút.

Tương tự bệnh nhân Berlin, các bác sĩ của bệnh nhân London đã tìm thấy một người hiến mang đột biến CCR5 (khoảng 1% người dân gốc Bắc Âu thừa hưởng được đột biến này từ cả cha và mẹ và miễn nhiễm với hầu hết HIV). Người hiến mang cả 2 bản sao của gen đột biến.

Đây là điều “gần như không tưởng”, nhà nghiên cứu chính Ravindra Gupta, thuộc Đại học College London, nói.

Thông thường, bệnh nhân HIV ​​sẽ phải dùng thuốc hàng ngày suốt đời để ức chế vi-rút. Khi ngừng thuốc, vi-rút sẽ quay trở lại, thường là trong 2-3 tuần

Việc cấy ghép đã thay đổi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân London, mang đến đột biến và sức đề kháng HIV của người cho.

Bệnh nhân tự nguyện dừng thuốc HIV

Bệnh nhân đã tự nguyện ngừng dừng thuốc HIV để xem liệu vi-rút có quay trở lại hay không - điều mà các bác sĩ thường không khuyến nghị vì nó không hiệu quả kể từ sau bệnh nhân ở Berlin.

Hơn nữa, trường hợp của bệnh nhân Berlin hơi khác một chút: bệnh nhân đã ngừng dùng liệu pháp kháng retrovirus trước khi cấy ghép. Để thận trọng, các bác sĩ của bệnh nhân London vẫn cho bệnh nhân uống thuốc suốt thời gian đó.

ART, được uống hàng ngày, ức chế vi rút để ngăn ngừa sự hồi sinh. Sau 6 tháng dùng thuốc hàng ngày, lượng vi rút xuống thấp đến mức không thể phát hiện được, và do đó không thể lây nhiễm cho bất kỳ ai khác.

Với hầu hết các bệnh nhân, ngừng thuốc điều trị ARV trong một vài tuần sẽ khiến lượng vi rút tăng vọt.

Nhưng điều này không xảy ra với bệnh nhân London.

Các xét nghiệm không chỉ không tìm thấy dấu vết của vi-rút R5 (týp liên quan đến CCR5), mà còn không tìm thấy dấu vết của vi-rút X4, týp HIV hoàn toàn liên quan đến một gen khác.

18 tháng sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân vẫn không có HIV.

Gero Hutter, bác sĩ người Đức đã điều trị cho bệnh nhân Berlin, gọi trường hợp mới là “tin tuyệt vời” và là “một mảnh ghép trong bức tranh điều trị HIV”.

Cẩm Tú

Theo DM