1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thay “nắng hạn” bằng “mưa rào”

(Dân trí) - Đau khi giao hợp, giảm ham muốn yêu... rất có thể là do “nắng hạn” ở vùng cấm.Tình trạng này là do chị em ngày càng phải gánh quá nhiều trách nhiệm với xã hội và gia đình. Hãy cùng chúng tôi cải thiện tình hình với 9 lời khuyên đơn giản dưới đây.

1. Kéo dài khúc dạo đầu

 

Ở khúc dạo đầu của “yêu”, não sẽ phát tín hiệu và cơ thể sẽ tiết ra một chất nhờn ở thành âm đạo. Điều quan trọng là thời gian từ khi não truyền tín hiệu tới khi cơ thể tiết ra chất nhờn ở âm đạo phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và tâm lý người trong cuộc, đặc biệt luôn tỉ lệ thuận với thời gian chung sống. Nếu người bạn đời kéo dài khúc dạo đầu với những lời lẽ yêu thương, những vuốt ve dụi dàng sẽ giúp vùng cấm sớm có “mưa”.

 

2. “Yêu” đều đặn

 

“Yêu” đều đặn cũng làm lượng chất lỏng đổ về vùng cấm nhiều hơn. Mỗi lần yêu là một lần vùng đó được kích thích, sẵn sàng đón nhận các tinh binh. Hơn thế tinh dịch cũng rất giàu chất prostaglandin (chất nhờn), protêin và vitamin…  giúp nuôi dưỡng và sản sinh chất nhờn ở vùng cấm của chị em.

 

3. Hạn chế bị stress

 

Theo một nghiên cứu được thực hiện tạo viện Institut Louis Harris năm 2003, 39% chi em ở độ tuổi tiền mãn kinh bị khô âm đạo khi quan hệ do stress. Mắc căn bệnh này cùng với nỗi sợ bị đau khi giao hợp làm vùng cấm trở nên “khô hạn” và chuyện “yêu” càng giống như một cực hình.

 

4. Điều trị bằng hooc – môn

 

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc uống hoặc kem bôi giúp điều hoà hooc mon. Tuy nhiên, theo chính các nhà sản xuất các loại thuốc này việc lạm dụng thuốc có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư hoặc các bệnh về huyết mạch.

 

5. Vệ sinh nhẹ nhàng

 

Không nên chăm sóc vùng cấm quá kỹ (chỉ cần 1 lần/ngày) bởi điều này có thể gây rối loạn môi trường sống nơi đây. Hãy chọn các loại nước vệ sinh phụ khoa có độ pH thấp (độ pH khoảng 7 là an toàn) và chỉ tác động ở phía ngoài.

 

Theo một nghiên cứu của Mỹ, vệ sinh vùng cấm nhiều lần có thể làm mất đi những vi khuẩn bảo vệ có ích, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại.

 

Không nên dùng các loại nước hoa, khăn  ướt có mùi thơm để vệ sinh vùng này.

 

6. Sử dụng loại gel bôi trơn nào?

 

Loại “mưa nhân tạo” này có tác dụng giải quyết vấn đề ngay tại chỗ. Loại được khuyên dùng là gel được làm từ vaselin và tinh dầu. Ngoài ra những sản phẩm có thành phần nước hoặc silicon cũng rất hữu hiệu. Trong những sản phẩm này có chứa a xít hyaluronic, glycerol và vitamin PP giúp bôi trơn và cung cấp độ ẩm cho vùng cấm.

 

7. Lưu ý tới thành phần thuốc khi chữa bệnh

 

Một số loại thuốc tây y gây khô hạn cho vùng cấm. Đó là thuốc chữa cao huyết áp, chống chồng cảm… Hãy đọc kỹ thành phần của thuốc và tới bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

 

8. Sử dụng các loại thảo dược…

 

Đậu tượng, hoa xôn, cây lanh, …và nhiều loại cây cỏ trong thiên nhiên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng khô hạn nơi vùng cấm này. Đây là các thảo dược rất giàu phytooestrogenes - một chất tăng cường hooc mon giúp tăng tiết chất nhờn nơi vùng cấm. Theo một nghiên cứu của Anh, cây cỏ 3 lá màu đỏ cũng có tác dụng trong chuyện này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi sử dụng.

 

Dung Nhi

Theo Mediste