Táo bón, đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối
(Dân trí) - Biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn cuối là tập hợp các triệu chứng bệnh từ vị trí khởi phát và di căn của khối u.
Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là khi khối u đã lan rộng đến các mô và cơ quan xa trực tràng của cơ thể, bao gồm: gan, xương, não, phổi,... Trong đó, gan và phổi là những cơ quan dễ bị di căn nhất.
Biểu hiện ung thư trực tràng giai đoạn cuối là tập hợp các triệu chứng bệnh từ vị trí khởi phát và di căn của khối u.
- Táo bón kéo dài: Chứng táo bón có thể xuất hiện ở ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh nhưng càng tiến triển nặng hơn ở giai đoạn cuối. Táo bón dễ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, đau tức và đầy bụng.
- Đi ngoài ra máu: Khối u trực tràng giai đoạn cuối phát triển với kích thước lớn và có thể bị hoại tử, vỡ, bong lớp vảy bên ngoài gây chảy máu. Máu lẫn trong phân được thải ra bên ngoài cơ thể. Ngoài ra, thành trực tràng hoặc các bộ phận bị tổn thương gây chảy máu cũng là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này.
- Đau co thắt vùng dạ dày: Khối u phát triển lớn tại dạ dày chặn đường đi của thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột gây ra những cơn đau quặn thắt vùng dạ dày, chủ yếu là vùng bụng trên và dễ lan đến nhiều cơ quan khác.
- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh chóng: Là những biểu hiện toàn thân không thể tránh khỏi ở bệnh nhân giai đoạn này.
- Đau tức ngực, ho, nôn ra máu: Xuất hiện khi khối u di căn đến phổi.
- Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối cũng có cảm giác đau đầu dữ dội, cảm giác cơ mặt không được linh hoạt như tê liệt khi khối u di căn tới vùng sọ.
- Đau xương, đau cơ, xương dễ gãy là những triệu chứng có thể gặp khi khối u di căn đến xương.
Việc điều trị bệnh trong giai đoạn IV chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư trực tràng lúc này rất thấp, chỉ khoảng 12-13%.
Phương pháp điều trị chủ yếu trong giai đoạn này là hóa trị kết hợp với xạ trị, phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ các khối u (cả khối u nguyên phát lẫn thứ phát) cũng có thể được sử dụng nếu sức khỏe của bệnh nhân cho phép.
Nếu di căn không thể được loại bỏ vì chúng quá lớn hoặc có quá nhiều, hóa trị có thể được đưa ra trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u. Sau đó, tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Hóa trị sau đó sẽ được đưa ra một lần nữa sau khi phẫu thuật. Đối với các khối u trong gan, một lựa chọn khác có thể là tiêu diệt chúng bằng cách cắt bỏ.