Tại sao ngồi cạnh lối đi trên máy bay lại dễ bị lây bệnh?

(Dân trí) - Các nhà khoa học cho biết việc ngồi cạnh lối đi sẽ khiến bạn phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh hơn. Thông tin này có lẽ sẽ làm cho những chỗ ngồi bên cạnh cửa sổ càng đắt khách hơn.

Việc ngồi cạnh lối đi sẽ khiến bạn càng tiếp xúc gần với những hành khách ra vào ,nhà vệ sinh trên máy bay. Hơn nữa, mọi người thường vịn vào các ghế cạnh lối đi khi đi lại để giữ thăng bằng, càng làm tăng nguy cơ lây bệnh.

Tại sao ngồi cạnh lối đi trên máy bay lại dễ bị lây bệnh?
\
Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý hành khách nên tránh xa nhà vệ sinh, mặc dù họ thừa nhận điều này là rất khó với những chuyến bay dài.

BS Charles Gerba, chuyên gia vi sinh tại trường Đại học Arizona, đã thu thập mẫu lấy từ những khu vực hay bị đụng chạm nhất trên hơn 20 chuyến bay, bao gồm tay vịn ghế, vòi nước, bồn rửa, khay, túi sau lưng ghế, ngăn hành lý trên đầu và tay nắm cửa nhà vệ sinh.

Ông thấy rằng ghế ngồi cạnh lối đi thường chứa nhiều mầm bệnh hơn là ghế giữa hoặc ghế cạnh cửa sổ, vì chúng bị rất nhiều người sờ vào khi đi lại.

BS Gerba cũng đề nghị hành khách tránh sử dụng nhà vệ dinh - vì nới đây có thể được tới 75 người khác dùng mà không được làm sạch trong một chuyến bay.

“Phòng vệ sinh trên máy bay là nơi nhiều mầm bệnh nhất mà bạn sẽ đi qua,’ ông nói. “Có rất nhiều người sử dụng mà lại không có ai vệ sinh chúng.

“Nếu có thể nhịn được, thì hãy cố nhịn. Bạn có thể nhiễm phải nhiều thứ từ phòng vệ sinh hơn là ngồi yên tại chỗ.”

Chuyên gia này cũng cho rằng hành khách chỉ nên dùng bàn gấp sau khi đã lau nó thật kỹ, vì đó là chỗ ẩn náu của lượng vi khuẩn và vi rút đang lo ngại, bao gồm cúm, norovirus và tụ cầu vàng kháng thuốc.

Trong cuộc phỏng vấn với American TV, BS Gerba nói: “Bàn gấp sau lưng ghế chứa lượng vi khuẩn lớn vì chúng thường không được vệ sinh và tiệt trùng sau mỗi chuyến bay.” Thậm chí ông còn so sánh việc ăn trên bàn không sạch với việc ăn trên bệ toilet.

Và nếu cẩn thận, hành khách cũng nên cưỡng lại ý muốn thò tay sâu vào túi ở lưng ghế trước - vì trong đó, ngoài tạp chí ra, có thể còn có vô số mầm bệnh từ giấy ăn bỏ đi và thức ăn rơi vãi.

Tuy nhiên, BS Gerba cũng đưa ra một tin mừng. Đó là trái với quan niệm phổ biến, mầm bệnh thường không lan rộng do tuần hoàn không khí khép kín trên máy bay.

“Thường thì không khí không gây ra nhiều vấn đề do nó lưu thông và được lọc liên tục,’ ông nói. “Vì thế khi chúng ta gặp trường hợp bị cúm trên chuyên bay, thường thì chỉ người ngồi ngay cạnh người bệnh mới đáng lo”.

Ông chia sẻ một số bí quyết cho hành khách để tránh mắc bệnh trong khi bay, bao gồm thường xuyên lau tay bằng gel vệ sinh và lau kỹ bàn gấp bằng giấy ướt diệt khuẩn.

Cẩm Tú

Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm