1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

SV Huế: Khổ… vì bệnh thủy đậu!

(Dân trí) - Tại các phòng y tế các trường ĐHKH, ĐHSP, ĐHNN Huế, số lượng sinh viên đến khám và có triệu chứng nhiễm bệnh thủy đậu đều tăng đột biến.

 

Đã gần một tháng nay, Hồ thị Hào, SV năm 3 khoa Mác-Lênin phải nghỉ học giữa chừng vì có biểu hiện của bệnh thủy đậu. Lo lắng mất ăn mất ngủ cộng với nỗi đau thể xác do bệnh gây ra đã làm cho cô sinh viên vốn có tiếng năng động này trở nên…yếu mềm và kém hoạt bát trong sinh hoạt hằng ngày.

 

Sóc Trăng: Bệnh thuỷ đậu gia tăng

 

Thông tin từ TT Phòng chống bệnh xã hội Sóc trăng cho biết trong 3 tuần đầu tháng 3, bệnh thuỷ đậu gia tăng đột ngột, hơn 100 ca bệnh với các triệu chứng như mụn nước xuất hiện trên mặt và tay chân, người mệt mỏi, phát ban ở da, đau cơ… Nhiều em học sinh xin nghỉ học để điều trị và tránh lây lan cho bạn bè.

 

Tuy nhiên một số gia đình vẫn không chịu đưa con em mình đi điều trị ở các Trung tâm y tế mà tự mua thuốc, dùng một số lá cây thực vật để tự điều trị. Ông Hồ Quang Hồng- Phó Giám đốc Trung tâm cảnh báo: “Việc tự điều trị rất dễ gây bội nhiễm”.

 

Lãnh đạo Sở y tế tỉnh đã có thông báo tuyên truyền người dân cùng phòng chống, tiêm ngừa vắc xin.

 

Huỳnh Hải

Theo lời kể của Hào, lúc đầu là cảm giác ngứa ngáy, người nổi mẩn và lan rộng. Các nốt đỏ ngày một nhiều thêm, sưng tấy và có nước ở trong… Tuy nhiên, cô chỉ nghĩ là bị dị ứng nên mình không để ý.  Do chủ quan nên khi bệnh phát triển mạnh, các nốt đỏ mọc khắp cơ thể Hào mới lên viện nằm điều trị, phải mất cả tháng ở bệnh viện dưới sự chăm sóc của các bác sỹ, bệnh mới tạm ổn.

 

Phải nghỉ học giữa chừng trên lớp, Hào cũng mất gần như hết các điểm chuyên cần ở các môn học cộng thêm việc mất một lượng kiến thức không nhỏ từ các bài giảng của thầy cô trên lớp đó là chưa kể tiền thuốc men y tế điều trị. “Mọi sinh hoạt đều khó khăn hơn. Phải có người chăm sóc từ việc nấu ăn học hành đều bị bỏ ngỏ”, Hào nói. Mất gần 2 tuần Hào mới được các bác sỹ cho về nhà tự điều trị thuốc men với lời khuyên  tránh tiếp xúc với nước lạnh và gío, hạn chế đi ra ngoài.

 

Cũng bị bệnh thuỷ đậu, Đặng Phương - sinh viên báo chí đã phải nghỉ học hơn một tuần lễ. Do phát hiện sớm nên Phương đã lên khám bác sỹ và được kê đơn thuốc về nhà uống. Tuy nhiên các nốt mọng đỏ vẫn xuất hiện nhiều ở cổ, mặt, và tay, xót  như muỗi đốt. Nghỉ học trên lớp cũng ảnh hưởng tới điểm chuyên cần, việc làm niên luận của Phương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

 

Trong vòng hơn một tháng trở lại đây, bệnh thủy đậu lây lan rất nhiều ở sinh viên Huế. Chỉ tính riêng lớp báo chí K29 đã có tới 6 người, lớp Triết 2 người... và tất cả đều phải nghỉ học giữa chừng để tránh lây lan cho các bạn khác trong lớp.

 

Tại các phòng y tế các trường ĐHKH, ĐHSP, ĐHNN Huế, số lượng sinh viên đến khám và có triệu chứng nhiễm bệnh thủy đậu đều tăng đột biến. Những sinh viên có triệu chứng bệnh nặng đều được chuyển lên tuyến trên ở ĐH Y Khoa các bác sỹ điều trị và cho thuốc.

 

Phan Bá Mạnh