Suy dinh dưỡng cản trở sự phát triển của trẻ

(Dân trí) - Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, chậm phát triển ý thức và trí tuệ. Khi bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch của trẻ yếu nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi.

 

Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

 

Trẻ em là đối tượng vẫn còn thụ động trong việc ăn uống. Vì thế, bất cứ sơ suất nào của bố mẹ trong quá trình ăn uống của trẻ đều có thể khiến trẻ đứng trước nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

 

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng: Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như trẻ bị Ţiếng ăn, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ ăn dặm không đúng cách (quá sớm hoặc quá muộn); cha mẹ không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ. Ngoài ra, trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, lao, sởi … cũng đều có thể cản trở Ċviệc hấp thu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

 

Những hậu quả của suy dinh dưỡng

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡŮg ở mức độ vừa và nhẹ.

 

Mặt khác, suy dinh dưỡng còn làm tăng các nguy cơ bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi: Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lǽ làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

 

Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và
trí tuệ
Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và trí tuệ

 

 

Suy dinh dưỡng cũng là nguŹên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tìnhĠtrạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.

 

Các bác sỹ chuyên khoa Nhi đặc biệt nhấn mạnh: Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất, trong đó có nhữnŧ chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Do đó, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏũ, tiếp thu.

 

Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng

 

PGS.Nguyễn Thị Lâm cho biết: Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩŮ trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng bằng cách bổ sung các vi chất cần thiết cho sự phát triển thể trạng,Ġđặc biệt là vi chất Kẽm và Selen.

 

PGS.Nguyễn Thị Lâm khuyên rằng: để đủ lượng Kẽm và Selen cần thiết, cha mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm tự nhiên như hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, củ cải trắng, giá đỗ…Ngoài ra, cha mẹ cũng cdz thể sử dụng các loại Siro chứa Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật - có tỷ lệ hấp thu cao để bổ sung trực tiếp giúp trẻ phòng tránh suy dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện.

 

Suy dinh dưỡng cản trở sự phát triển của trẻ - 1