1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Sau khi "lộ bài", phòng khám có bác sĩ người nước ngoài tự ý đổi tên

Sau khi bị UBND TPHCM nhiều lần xử phạt và bị lên báo nhiều lần vì các sai phạm trong khám chữa bệnh, mới đây, phòng khám Đa khoa Baylor đã tự ý đổi tên thành Phòng khám Đa khoa Royal và làm khai trương trở lại.

Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết vừa tiến hành kiểm tra phòng khám Đa khoa Royal (202 Tô Hiến Thành, quận 10) và yêu cầu nơi này tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh cho đến khi có hồ sơ pháp lý theo quy định.

Phòng khám Baylor trước đây thuộc Công ty TMHH Đầu tư Y tế Quốc tế Đông Á, được Sở Y tế TPHCM cấp phép với tên gọi Phòng khám Đa khoa. Nơi này sau đó tự gắn thêm tên Baylor. Ngày 16.10, phòng khám thông báo với Sở Y tế tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, 2 ngày sau, cơ sở y tế tư nhân này lại thông báo với cơ quan quản lý là hoạt động trở lại.

Cùng với việc hoạt động trở lại, ngày 1.11, phòng khám này đã tổ chức khai trương lại với tên mới là phòng khám Đa khoa Royal và đăng tin quảng cáo rầm rộ trên Fanpage. Bên cạnh đó, phòng khám Đa khoa Royal còn treo bảng hiệu “hợp tác với Cục Phát triển Bộ Quốc phòng Quân đội hoàng gia Cambodia". Thanh tra Sở Y tế TPHCM đang phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ.


Phòng khám Đa khoa Baylor (ảnh M.P)

Phòng khám Đa khoa Baylor (ảnh M.P)

Thanh tra cho rằng một phòng khám đã dừng, nếu muốn hoạt động trở lại phải báo cáo hồ sơ nhân sự, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh môi trường... Sở sẽ kiểm tra, đánh giá lại, đủ điều kiện mới cho hoạt động.

Trước đó, tháng 3.2017, phòng khám Baylor có bác sĩ người Trung Quốc hành nghề đã bị UBND phạt 120 triệu đồng vì hoạt động khi chưa được phép khám chữa bệnh. Tháng 10 vừa qua, cơ sở y tế này lại tiếp tục bị UBND TPHCM phạt 128 triệu đồng vì hoạt động quá phạm vi chuyên môn, thu giá cao hơn giá niêm yết.

Như Báo Lao Động đã thông tin, anh N.Đ.H (20 tuổi, ở TPHCM) là một nạn nhân của phòng khám Đa khoa Baylor. Ngày 10.10, anh H đến phòng khám Đa khoa Baylor để khám hẹp bao quy đầu. Anh H được một bác sĩ người Trung Quốc tên là Rong Cheng Chen khám và yêu cầu tiểu phẫu cắt bao quy đầu với giá 2.800.000 đồng. T

uy nhiên, trong lúc đang thực hiện phẫu thuật, bác sĩ Trung Quốc nói phát hiện dương vật của anh H có polyp ở mạch máu phải lấy ra. Nếu muốn lấy toàn bộ polyp, trị “dứt điểm” bệnh với giá 56,8 triệu đồng. Anh H không đồng ý và yêu cầu bác sĩ may vết thương lại nhưng bác sĩ không may. Thay vào đó, phòng khám này yêu cầu bệnh nhân viết giấy ghi nợ 56,8 triệu đồng. Khi người nhà anh H mang tiền lên, anh H mới được ra về.

Theo Khương Quỳnh

Lao động