Run tay không phải lúc nào cũng là Parkinson, nhưng chớ coi nhẹ!

(Dân trí) - Nhiều người lo lắng khi thấy mình có hiện tượng run tay, bởi họ nghĩ rằng đó là dấu hiệu của bệnh Parkinson. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy, ngoài bệnh Parkinson còn có thể cảnh báo bạn đang mắc các chứng bệnh khác như run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, cường giáp….

PR8 - Vương Lão Kiện - Dân trí.docx.png

Run tay trong bệnh parkinson

Bệnh parkinson gặp chủ yếu ở người cao tuổi - thường trên 50 tuổi, hiếm khi gặp ở người trẻ. Đặc trưng ở người bệnh là run, cứng đờ và chậm chạp. Tuy nhiên biểu hiện run ở giai đoạn khởi phát khá kín đáo, thường chỉ ở ngón tay cái và ngón trỏ rất nhẹ lúc nghỉ, giống như “vê thuốc”. Khi di chuyển, từ cổ tay đến bàn tay có hiện tượng lắc vẫy, nhưng chính họ lại không nhận ra.

Vị trí run sẽ khởi phát tuần tự từ một bên tay xuống chân cùng bên, sau đó là tay đối diện và chân còn lại. Run tay chân ở người parkinson chủ yếu xảy ra khi nghỉ ngơi nhiều hơn và giảm dần khi cầm, nắm, hoạt động. Ở giai đoạn nặng run xảy ra cả khi nghỉ lẫn khi hoạt động và run xuất hiện ở các vị trí khác như má, cằm, môi.

Run do rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật thường gặp ở những người trẻ thường xuyên bị căng thẳng, áp lực hoặc sang chấn tâm lý (người thân qua đời, tai nạn, ly hôn…) hoặc thay đổi nội tiết sau sinh nở, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh...

Trong trường hợp này run tay là chủ yếu. Có thể là một bên hoặc cả hai tay, hiếm khi run ở chân. Run tăng lên khi người bệnh mất ngủ, căng thẳng, lo lắng hoặc đứng trước đám đông hay khi làm việc. Ngoài run, người bệnh còn kèm theo tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, vã mồ hôi, tâm trạng bất ổn, hay lo lắng

Run tay không phải lúc nào cũng là Parkinson, nhưng chớ coi nhẹ! - 1
Hiện tượng run tay do rối loạn thần kinh thực vật gặp thường xảy ra ở người trẻ.

Bệnh run tay vô căn

Run có thể khởi phát ở cả người trẻ lẫn người già và tăng nặng theo thời gian. Đặc điểm nhận dạng của run vô căn là vị trí run thường ở hay tay, hoặc run ở đầu theo kiểu gật gật hoặc lắc lắc. Hơn 50% số trường hợp bị run vô căn là do di truyền. Tương tự như run do stress, biểu hiện run vô căn tăng lên khi người bệnh cầm nắm đồ vật. Uống một chút rượu có thể làm giảm run, nhưng uống nhiều lại làm run tăng lên. Run vô căn được coi là run lành tính vì tiến triển xấu đi của bệnh không nhanh như ở các nguyên nhân khác.

Run sau tổn thương, chấn thương não

Tình trạng thiếu máu não mạn tính (do bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch cảnh, thoái hóa cột sống cổ) hoặc sau tai biến mạch máu não, sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương sọ não có thể gây ra tình trạng chân tay run rẩy, yếu, liệt nửa người… Vị trí run không cố định có thể là chân tay hoặc run lưỡi, dây thanh. Triệu chứng run xấu đi khá nhanh và thường đi kèm với cứng đờ, chậm chạp, khó giữ thăng bằng tương tự như ở người bệnh Parkinson, nên được gọi là hội chứng parkinson. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt thì người bệnh có khả năng phục hồi nhanh hơn.

Run ở người cao tuổi

Cùng với sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác, các tế bào thần kinh cũng bị thoái hóa, lão hóa, khiến khả năng điều hòa, kiểm soát các cử động của cơ thể bị rối loạn. Run ở người cao tuổi thường là run tay chân, đi đứng run rẩy.

Run do các bệnh mạn tính

Một số bệnh mãn tính cũng gây ra tình trạng run chân tay như tiểu đường, đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh cường giáp cũng gây run.

Run tay không phải lúc nào cũng là Parkinson, nhưng chớ coi nhẹ! - 2
Kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị, hiện tượng run tay sẽ được cải thiện

Những liệu pháp tự nhiên làm giảm run tay chân

Ngoài các nguyên nhân gây run, yếu tố cảm xúc, môi trường, thói quen, lối sống cũng tác động lớn đến tình trạng run. Vì thế để làm giảm run tay chân hiệu quả, người bệnh cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như: Thuốc (nếu có), chế độ ăn, tập luyện, sản phẩm hỗ trợ điều trị.

Lối sống khoa học, giảm căng thẳng

Run tay chân sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu bạn thường xuyên bị stress. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần điều tiết tâm lý thật tốt, sắp xếp thời gian cân bằng giữa làm việc - nghỉ ngơi. Cần tối thiểu 45 phút mỗi ngày để ngồi thiền, tập yoga hay tập hít sâu, thở chậm.

Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tăng cường bổ sung rau củ quả, ăn nhiều cá hơn thịt và nên ăn các loại đậu, các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân… Đây là những thực phẩm rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa và omega - 3 rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm run và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Bổ sung các hoạt chất sinh học từ tự nhiên

Run tay không phải lúc nào cũng là Parkinson, nhưng chớ coi nhẹ! - 3
Thiên ma và Câu đằng là hai thảo dược giúp cải thiện chứng run chân tay

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ở người bị run do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng khi cùng được bổ sung thêm các hoạt chất sinh học từ tự nhiên thì các tế bào thần kinh “giao tiếp” với nhau chính xác hơn và cải thiện đáng kể tình trạng run, khả năng giao tiếp và hoạt động. Các nhà nghiên cứu cho biết, Câu đằng và Thiên ma là hai trong số các thảo dược chứa nhiều tiền tố này. Đây là phát hiện có ý nghĩa và có thể mở ra nhiều hy vọng cho những người bị run chân tay do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run tay, run cằm, môi hoặc run toàn thân... không chỉ khiến người bị run ngại ngùng giao tiếp mà quan trọng hơn là tâm lý nặng nề vì họ nghĩ đến ngày sẽ trở thành gánh nặng của gia đình khi không thể tự tay gắp thức ăn, phải có người xúc cơm, bón cháo…

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ làm giảm dần chứng run tay chân và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở người cao tuổi, run vô căn, parkinson, sau tai biến mạch máu não…

vuong lao kien

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV