Rối loạn tiền đình - căn bệnh không nên xem thường

Trường Thịnh

(Dân trí) - Ngày càng trở nên phổ biến và có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, rối loạn tiền đình có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là hệ thống thuộc về hệ thần kinh, vị trí đằng sau ốc tai, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và phối hợp với cử động của mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý liên quan trực tiếp đến hệ thống tiền đình của cơ thể, gây ra tình trạng mất thăng bằng, dễ té ngã, chóng mặt, ù tai, gặp vấn đề về thính giác và thị lực… Tình trạng này nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người, tuy nhiên rối loạn tiền đình rất dễ tái phát và ảnh hưởng khá nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

2. Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến có thể kể tới như:

- Chóng mặt, quay cuồng

- Cảm giác mất thăng bằng

- Cảm giác như đang trôi nổi hoặc mọi thứ đang quay xung quanh

- Thị lực giảm sút, nhìn mờ nhòe

- Mất phương hướng

- Dễ té ngã hoặc vấp ngã…

Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng xuất hiện một số triệu chứng ít gặp hơn như:

- Buồn nôn, nôn mửa

- Tiêu chảy

- Lo lắng, hồi hộp, sợ hãi

- Nhịp tim thay đổi, tim đập nhanh

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu tiền đình, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa rối loạn tiền đình đúng phương pháp, hạn chế việc tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Rối loạn tiền đình - căn bệnh không nên xem thường - 1

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình

Các nguyên nhân phổ biến của rối loạn thăng bằng tiền đình bao gồm:

- Ảnh hưởng của một số loại thuốc.

- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn trong tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não.

- Người lớn tuổi, người bị huyết áp thấp cũng rất dễ dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình.

- Các vấn đề về tai trong, tai giữa...

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp rối loạn tiền đình có thể xuất hiện đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng nào.

4. Rối loạn tiền đình chữa trị như thế nào?

Điều trị rối loạn tiền đình dứt điểm và hiệu quả là điều hoàn toàn có thể nếu người bệnh tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và đưa ra những liệu pháp phù hợp. Hầu hết bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân, đồng thời yêu cầu người bệnh kết hợp uống thuốc cùng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn, vận động nhẹ nhàng cho máu lưu thông tốt hơn, hạn chế những căng thẳng không đáng có, tránh thức khuya… Những điều tưởng chừng đơn giản này nếu được áp dụng tốt sẽ hạn chế phần nào ảnh hưởng của bệnh cũng như hỗ trợ điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình.

Đi kèm với việc sử dụng thuốc kê toa chữa rối loạn tiền đình, người bệnh có thể hỗ trợ thêm bằng các viên uống có chiết xuất từ lá bạch quả - Ginkgo Biloba. Đây là loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong khoảng hơn 1.000 năm trước với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Ginkgo Biloba có chứa hàm lượng cao flavonoid và terpenoid - những hợp chất được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Chiết xuất lá bạch quả hỗ trợ giúp tăng cường lưu lượng máu não và tiền đình bằng cách giảm độ nhớt của máu. Ngoài ra, dưỡng chất này còn cải thiện chức năng của tế bào thần kinh và các ti thể giúp chuyển hóa năng lượng tốt hơn.

Có thể tham khảo Viên uống Ginkgo biloba Phytosome chiết xuất từ lá bạch quả cùng công nghệ Phytosome tiên tiến từ Ý, giúp tăng hấp thu và sinh khả dụng và cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu.