Probiotic giúp dự phòng và điều trị tiêu chảy như thế nào?

Theo Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) 2008, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 1.5 tỉ lượt bệnh nhân bị tiêu chảy; trong đó, ở các nước đang phát triển, trẻ dưới 3 tuổi mắc tiêu chảy trung bình 3 lần/ năm.

Tiêu chảy là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hóa và hấp thụ. Trước tiên, tiêu chảy được chia ra hai dạng cấp tính và mạn tính.Ở thể cấp tính, tình trạng tiêu chảy sẽ diễn ra trong vài ngày. Bệnh nhân bị đi tiêu nhiều lần trong ngày, nôn ói, sốt, mất nước, tụt huyết áp, lơ mơ, trụy tim mạch và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

GS. TS. BS. Nguyễn Gia Khánh trình  bày tại hội thảo
GS. TS. BS. Nguyễn Gia Khánh trình  bày tại hội thảo

 

Tiêu chảy hiện vẫn còn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ em, ước tính mỗi năm có 1.5 - 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng 2 nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu là vi khuẩn (ở trẻ em thường do siêu vi khuẩn (đặc biệt Rotavirus), ở người lớn hay gặp vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, tụ cầu vàng), và kháng sinh.

Bình thường trong ruột người, vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn có hại (hại khuẩn) cùng tồn tại ở một trạng thái cân bằng nhất định. Khi nhiễm khuẩn hoặc sử dụng kháng sinh thường làm phá vỡ trạng thái cân bằng này, dẫn đến rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, và hậu quả là gây ra tiêu chảy. Khi sử dụng kháng sinh, nhất là dùng kháng sinh phổ rộng, phối hợp, và dùng đường uống sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại cũng như vi khuẩn có lợi dẫn đến hậu quả tiêu chảy.


Hội thảo khoa học chuyên đề Vai trò Probiotic trong bệnh lý tiêu hóa thu hút sự tham dự của hơn 1.400 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tiêu hóa, nhi, nội, nhiễm… tại các tỉnh thành lớn trên cả nước.

Hội thảo khoa học chuyên đề "Vai trò Probiotic trong bệnh lý tiêu hóa" thu hút sự tham dự của hơn 1.400 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tiêu hóa, nhi, nội, nhiễm… tại các tỉnh thành lớn trên cả nước.

 

Để dự phòng và điều trị tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh việc bổ sung lợi khuẩn (Probiotic) bằng đường uống đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Vì thế, Probiotic được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng trong hơn nửa thế kỷ qua.

Khi sử dụng Probiotic dạng bào tử đúng liều sẽ giúp điều hòa miễn dịch, tổng hợp chất kháng khuẩn, đào thải mầm bệnh, đề kháng với kháng sinh và kháng những tác nhân vật lý lẫn hóa học (ví dụ: kháng nhiệt; kháng acid dạ dày, dịch mật)…) nhờ đó có thể sinh trưởng tại ruột sau khi uống và giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột  để dự phòng và điều trị hiệu quả tiêu chảy (giảm số lần đi tiêu, thúc đẩy lui bệnh nhanh hơn…).

Tại Hội thảo khoa học chuyên đề “Vai trò Probiotic trong bệnh lý tiêu hóa”, GS. TS. BS. Nguyễn Gia Khánh - Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam cho biết: “Khi sử dụng Probiotic (hay còn gọi là men vi sinh) sẽ hỗ trợ cùng với các biện pháp bù nước điện giải và dinh dưỡng sớm làm giảm thời gian tiêu chảy và giảm số đợt tiêu chảy rất hiệu quả”

 

Tập đoàn Dược phẩm Sanofi tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Vai trò Probiotic trong bệnh lý tiêu hóa”. Hội thảo diễn ra lần lượt vào các ngày 10 & 12 tháng 09 năm 2015 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và trong tháng 10 tại Nha Trang, Đà Nẵng & Cần Thơ; với sự tham dự của hơn 1.400 bác sĩ thuộc các chuyên khoa tiêu hóa, nhi, nội, nhiễm…tại các tỉnh thành lớn trên cả nước.