1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phòng ngừa sinh non

(Dân trí) - Trẻ được sinh ra trong giai đoạn từ 28 tuần đến trước tuần thứ 37 được coi là sinh non. Và có tới 12 yếu tố có thể gây ra tình trạng này:

 

Phòng ngừa sinh non - 1


 

Nguyên nhân dẫn đến sinh non

 

- Có tiền sử sinh non

- Có tiền sử sảy thai

- Mang thai quá sớm (18 tuổi) hoặc mang thai ở độ tuổi 40

- Có thể chất không tốt hoặc có tiền sử bệnh tật

- Thai phụ bị thiếu cân

- Không có điều kiện chăm sóc thai phụ tốt

- Người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu

- Thường xuyên phải đứng trong quá trình mang thai. Thông thường, những thai phụ có thời gian đứng tên 40 giờ mỗi tuần thì có nguy cơ sinh non rất cao.

- Có tiền sử nhiễm trùng đường sinh sản hoặc có nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.

- Mang thai nhiều lần

- Cơ quan sinh sản có dị tật

- Có sự tác động của công nghệ tới cơ quan sinh sản

 

Làm thế nào để tránh tình trạng sinh non

 

Nếu biết cách đề phòng và bảo vệ, thai phụ hoàn toàn có thể tránh được tình trạng sinh non. Khi nhận thấy cơ thể mình có 3 dấu hiệu như dưới đây, thai phụ cần lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời:

 

1. Vùng bụng dưới thường xuyên bị cứng lại. Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ thấy vùng bụng dưới bị sưng, thỉnh thoảng xuất hiện đau từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm thì nên tới bệnh viện để khám. Đây rất có thể là dấu hiệu bạn có thể bị sinh non.

2. Chảy máu âm đạo: Trong thời kỳ mang thai, nếu lao động nặng cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy nhiều và có dấu hiệu không bình thường thì thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

 

3.Vỡ ối: Thai phụ bị vỡ ối sớm hơn so với dự kiến. Trong tình huống này, thai phụ cần nằm ngữa, tránh di chuyển và vận động mạnh. Người thân cần đưa thai phụ tới bệnh viện càng nhanh càng tốt.

 

Bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, có một số công việc mà thai phụ nên tránh hoặc hạn chế làm để ngừa tình trạng sinh non:

 

- Thai phụ không nên vận động nặng, tuyệt đối không được hút thuốc, không được uống rượu. Chế độ dinh dưỡng cần được tăng cường và bổ sung nhiều hơn.

- Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này vì sự tiếp xúc của tinh dịch có thể tác động khiến tử cung co thắt và thúc đẩy sinh non.

 

- Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy  nghĩ nhiều và nếu bị ốm thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.

 

Những điều cần lưu ý để tránh sinh non

 

- Chú ý đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Tránh bị tổn thương tâm lý. Thai phụ cố gắng duy trì cảm xúc ổn định và giữ tâm trạng luôn vui vẻ.

 

- Phụ nữ mang thai nên chú ý khi di chuyển và vận động. Tránh tối đa các va chạm mạnh, hạn chế ăn những thực phẩm có thể khiến bong rau.

 

- Phụ nữ mang thai có tiền sử bị u xơ tử cung nên chú ý điều trị. Hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong giai đoạn cuối thai kỳ.

 

- Luôn giữ âm đạo sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm và bệnh âm đạo.

 

- Phụ nữ mang thai nhiều lần nên chú ý tới chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.

 

Gia Linh

Theo BB