1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh viện FV TPHCM:

Phẫu thuật thành công ca động mạch mạc treo, hiếm gặp

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1947, đến nay y văn thế giới cũng chỉ ghi nhận được hơn 120 trường hợp. Và một trong những ca điều trị thành công gần đây vừa được thực hiện thành công tại bệnh viện FV TPHCM.

Cũng theo y văn thế giới, trước đây bệnh chỉ được phát hiện qua việc giám định pháp y sau khi đã tử vong. Song, nhờ sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bệnh đã được xác định hiệu quả và kịp thời và ngày càng nhiều hơn. Một trong những trường hợp mới nhất là bệnh nhân Laurent Marmot - người Pháp, sống và làm việc tại Dubai.

Ông Laurent Marmot kể: Vừa qua, khi về Việt Nam thăm thân, ông đột nhiên lên cơn đau bụng dữ dội nên được người nhà đưa cấp cứu tại bệnh viện FV. Sau khi làm các xét nghiệm và chụp CT, các bác sĩ đã khẳng định ông Marmot bị bóc tác động mạch treo tràng trên, tự phát… BS Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng khoa Tiêu hóa Gan Mật, bệnh viện FV giải thích thêm: “Thường khi đau bụng, tiêu chảy, người ta thường chỉ nghĩ đến vấn đề đường ruột, tiêu hóa vì vậy chứng bóc tách động mạch mạc treo tràng trên thường bị bỏ qua và cũng rất khó để đọc được trên phim chụp”.

Ghi nhận bệnh sử của bệnh nhân Laurent Marmot cũng cho biết: Cách đây khoảng một năm, ông Laurent Marmot thường xuyên đau bụng và đi tiêu chảy, nhiều lần phải vào các bệnh viện ở Pháp và Dubai chữa trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không dứt hẳn và tình trạng bệnh kéo dài, khiến sức khỏe anh M giảm sút nhiều.

Qua thăm khám trực tiếp và hội chẩn cùng GS-BS Jean-Baptiste Ricco - Chủ tịch Hiệp Hội mạch máu Châu Âu về căn bệnh của bệnh nhân Laurent Marmot. Giới chuyên môn tại bệnh viện FV bước đầu đưa ra phác đồ điều trị nội khoa tích cực. Song tình trạng bệnh cũng không được cải thiện như mong đợi, nên hướng điều trị mới: Phẫu thuật! đã được giáo sư Ricco quyết định.

Phẫu thuật thành công ca động mạch mạc treo, hiếm gặp
GS-BS Jean-Baptiste Ricco cùng ê-kíp y bác sĩ bệnh viện FV đang phẫu thuật cho bệnh nhân Laurent Marmot.

Giải thích thêm về chỉ định chuyên môn này, GS Ricco cho biết: “Đây là một trường hợp một đợt bóc tách cấp tính tái phát trên một thương tổn động mạch mạn tính do bóc tách lần trước cách nay hơn 1 năm nhưng không được phát hiện, do đó tình trạng bệnh lý lan rộng đến nhiều nhánh của động mạch, dẫn đến tình trạng thiếu máu ruột mạn tính. Việc điều trị nội khoa đơn thuần không hiệu quả và do đó phẫu thuật là một sự lựa chọn duy nhất có thể mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ruột bị thiếu máu kèo dài, hoại tử ruột và tử vong”.

GS-BS Ricco cùng TS-BS Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược đồng thời là bác sĩ cộng tác thường xuyên với FV và ê kíp chuyên viên y tế tại FV đã thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng cho bệnh nhân Laurent Marmot. Ca phẫu thuật được nhận định là ca khó, phức tạp khi êkip bác sĩ đã phải sử dụng tĩnh mạch tự thân để làm phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng- động mạch mạch mạc treo tràng trên... Phương pháp này cho phép cung cấp một lượng máu lớn bù đắp cho đoạn ruột đang bị thiếu máu kéo dài, mạn tính. Có thể hình dung, thay vì máu nuôi ruột đi qua chỗ hẹp của động mạch mạc treo tràng trên sẽ bị chặn lại đáng kể, phương pháp bắc cầu này sẽ giúp đưa một lượng máu lớn theo một con đường mới đến nuôi dưỡng đoạn xa của động mạch chưa bị hư hại, giúp nuôi dưỡng phần ruột bị thiếu máu, qua đó bệnh nhân sẽ hồi phục…

Sau ca mổ, tình trạng tiêu chảy và đau bụng kéo dài của bệnh nhân Laurent Marmot đã chấm dứt. Ghi nhận thực tế theo dõi và thăm khám lâm sàng hậu phẫu, BS Phong cũng cho biết: Phần động mạch bắc cầu hoạt động rất tốt việc tưới máu cho ruột. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Laurent Marmot đã được cải thiện rõ rệt.

Cũng theo giới chuyên môn, đây là một bệnh rất hiếm gặp nên giới chuyên môn cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và phác đồ chuẩn trong điều trị. Song, theo khuyến cáo chuyên môn hiện hành, có thể áp dụng chỉ định điều trị nội khoa và theo dõi sát (với ca bệnh nhẹ). Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, điều trị phẫu thuật, hay điều trị bằng can thiệp nội mạch sẽ là chỉ định chuyên môn cần có. Và dù với chỉ định chuyên môn nào, cũng đều hướng đến mục đích phải đảm bảo cung cấp nguồn máu nuôi ruột, tránh tình trạng tử vong do hoại tử ruột vì thiếu máu nuôi dưỡng… Qua đó, mới giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.
 
· GS-BS Jean-Baptiste Ricco có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch. Hiện ông đương nhiệm Trưởng khoa chuyên ngành giải phẫu mạch máu bệnh viện trường ĐH J Bernard, Poitiers (Pháp), Chủ tịch Hiệp hội phẫu thuật mạch máu Pháp, Chủ tịch Hiệp hội phẫu thuật mạch máu Châu Âu. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại một số trường ĐH Y nổi tiếng như ĐH Y Khoa Bắc Kinh (Trung Quốc), ĐH La Sapienz (Rome).

· Từ ngày 6-24.1.2014, GS –BS Jean-Baptiste Ricco có lịch làm việc tại Khoa Phẫu thuật tổng quát – Lồng ngực, mạch máu tại bệnh viện FV TPHCM. Bệnh nhân có nhu cầu được vị GS này khám và điều trị trực tiếp, có thể đặt lịch hẹn (08) 5411 3333 (Ext 1250). Hoặc trực tiếp đặt câu hỏi với GS Ricco tại Hội thảo ngày 11.1.2013. Liên hệ (08) 54113333 – (Ext 1337) để có thông tin chi tiết.

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm