1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phẫu thuật cho bé trai bị sứt môi hở vòm hi hữu

Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết đây là một trường hợp khá hi hữu, rất hiếm gặp trong số hàng nghìn ca mà bệnh viện này thực hiện phẫu thuật sứt môi hở vòm.

Một ca phẫu thuật
sứt môi hở vòm tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM ( ảnh TL)
Một ca phẫu thuật sứt môi hở vòm tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM ( ảnh TL)

Đó là trường hợp của bé trai Tà Yên Nghiệp ( 9 tuổi, dân tộc Rắc Lây, ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận). Bé trai này được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng môi trái và phải của bé bị sứt hoàn toàn, vành môi hở rộng, phần răng cửa “ phơi” hết ra ngoài

Chiều 26/11, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM cho biết, ca phẫu thuật sứt môi hở vòm của bé trai này sẽ được bệnh viện thực hiện vào sáng mai ( 27/11). Dự kiến ca phẫu thuật sẽ kéo dài khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Các bác sĩ sẽ tiến hành khâu kết nối 2 phần môi cho khít lại, kéo phần mũi lên cao, tạo hình sàn mũi, cánh mũi. Sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật khe hở vòm bên trong.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết đây là một trường hợp khá hi hữu, rất hiếm gặp trong số hàng nghìn ca mà bệnh viện này thực hiện phẫu thuật sứt môi hở vòm.

Các trẻ bị sức môi hở vòm thường chỉ bị sứt một bên trái hoặc phải, nhưng cháu bé này lại sứt hoàn toàn cả 2 bên. Vành môi của bé rộng khiến cả 2 chiếc răng cửa “ phơi” ra ngoài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhất là việc ăn uống của cháu bé.

Bác sĩ Đẩu nhận định, bé trai này đã vượt quá thời gian để can thiệp khe hở vòm bên trong. “Thường các bé phẫu thuật khe hở vòm bên trong chỉ vào độ 1 tuổi, nhưng bé trai này đến 9 tuổi, vượt quá thời gian can thiệp. Do bé lớn tuổi, phẫu thuật trễ nên khe hở khá rộng, việc phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng các bác sĩ vẫn cố gắng, hy vọng sẽ thành công”, bác sĩ Đẩu nói.

Theo Hồ Quang

Một thế giới