Phát hiện cơ chế khiến bệnh tình dục tấn công những nơi hiểm hóc nhất

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được cách mà virus herpes simplex, một loại virus gây bệnh tình dục phổ biến, có khả năng gây viêm não chết người trong một số tình huống.

Công trình được thực hiện dưới sự phối hợp của Đại học Aarahus (Đan Mạch), Đại học Oxford (Anh), Đại học Gothenburg (Thụy Điển) và Đại học Rockefeller (Mỹ). Họ đã nhắm đến các trường hợp hiếm gặp khi virus herpes simplex (HSV1) không chỉ gây ra dạng bệnh tình dục phổ biến là các vết loét quanh vùng miệng, mà còn có thể gây chết người trong cuộc tấn công lên não.

Cho dù không khó để điều trị khi chỉ gây một bệnh tình dục thông thường, HSV1 sẽ đặc biệt nguy hiểm, khó trị nếu gây ra viêm não. Dường như một cơ chế bí ẩn nào đó đã giúp virus này vô hiệu hóa hàng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

Phát hiện cơ chế khiến bệnh tình dục tấn công những nơi hiểm hóc nhất - 1

Virus herpes HSV1, thứ gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục còn có thể biến chứng viêm não - ảnh minh họa từ Internet

 

Gốc rễ của cơ chế đó chính là một protein mang tên VP1-2 mà một số virus herpes đã mang trong cơ thể chúng. Protein này tấn công vào STRING, một hệ thống khởi xướng hàng loạt phản ứng miễn dịch có lợi khi có mầm bệnh xâm nhập, thông qua sự kích thích ban đầu đến một nhóm protein làm nhiệm vụ canh gác và báo động.

Thí nghiệm động vật cho thấy khi bị tấn công bởi HSV1 mang protein VP1-2 bị đột biến, phản ứng miễn dịch trước mầm bệnh gây viêm não này mạnh mẽ hơn hẳn. Với những HSV1 mang protein VP1-2 khỏe mạnh, cơ thể hầu như thất thủ.

Theo tác giả chính Chiranjeevi Bodda, phát hiện mới về cơ chế vô hiệu hóa STRING của virus này không chỉ có ý nghĩa trong bệnh do HSV1 lây nhiễm qua đường tình dục, bởi lẽ nhiều virus có thể sở hữu cơ chế này và dùng nó để vô hiệu quá hàng phòng vệ của cơ thể người. Do đó, phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp mới nhằm điều trị các trường hợp nhiễm virus herpes các chủng, virus cúm hay virus corona.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Experimental Medicine (JEM).

Theo Người lao động