1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

PGS.TS Hoàng Công Đắc: “Nhiễm vi khuẩn HP không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ ngày càng xanh xao, chậm lớn”

(Dân trí) - PGS.TS Hoàng Công Đắc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E nhận định: “Nhiễm HP là nguyên nhân giấu mặt khiến trẻ thiếu máu, chậm lớn, lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí phát triển thành ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn các dấu hiệu của nhiễm khuẩn HP với đau bụng giun hay ngộ độc thức ăn nên không có phương án đưa con đi khám và điều trị kịp thời.”

PGS.TS Hoàng Công Đắc: “Nhiễm vi khuẩn HP không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ ngày càng xanh xao, chậm lớn” - 1
PGS.TS. Hoàng Công Đắc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E

Thưa bác sĩ, trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng phổ biến ngày nay nhưng chưa nhiều phụ huynh thực sự nhận thức được mức độ nguy hiểm của mầm bệnh này với trẻ. Xin bác sĩ cho biết về thực trạng trẻ nhỏ nhiễm HP hiện nay tại nước ta?

Theo kết quả mới nhất được công bố tại Hội nghị Khoa học Tiêu hóa, Gan mật do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật tổ chức vào ngày 26/5/2019 vừa qua, tỷ lệ nhiễm HP tại Việt Nam là 85.9%. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ dưới 8 tuổi là 96.2%. Từ khảo sát này có thể thấy tỷ lệ trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Ngoài ra, trẻ có xu hướng nhiễm HP từ rất sớm và tỉ lệ nhiễm HP tăng nhanh nhất trong giai đoạn trẻ ăn dặm và đi nhà trẻ (từ 2 đến 6 tuổi).

Bác sĩ hãy cho biết đâu là dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm HP và hậu quả của HP với sức khỏe của trẻ?

Một số chất khoáng như chất sắt chủ yếu được hấp thu tại dạ dày vì môi trường acid giúp các chất này hòa tan tốt hơn. Tuy nhiên, vi khuẩn HP làm trung hòa môi trường acid, do đó làm giảm hấp thu sắt. Đồng thời, HP còn hấp thu một phần sắt tại dạ dày, phá vỡ các rào chắn liên kết giữa các tế bào niêm mạc dạ dày khiến các chất dinh dưỡng bị đẩy ra ngoài, sau đó HP sử dụng chính những chất đó để sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, trẻ nhỏ nhiễm HP thường bị thiếu máu, xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi không giải thích được.

Ngoài ra, nhiễm HP khiến trẻ ăn uống kém, chướng hơi, ậm ạch khó tiêu, hay nôn trớ, phân sống, từ đó dẫn đến chứng biếng ăn và giảm cân. Nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn các dấu hiệu này với đau bụng giun, ngộ độc thức ăn nên vô tình bỏ qua khả năng con bị nhiễm HP.

Sau một thời gian cư trú và gặp các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn HP bắt đầu gây chứng viêm loét dạ dày, thậm chí có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày ở trẻ nhỏ.

PGS.TS Hoàng Công Đắc: “Nhiễm vi khuẩn HP không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ ngày càng xanh xao, chậm lớn” - 2
Những dấu hiệu nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ thường rất dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm

Chính xác thì những nguyên nhân nào khiến trẻ nhiễm vi khuẩn HP, thưa bác sĩ?

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua 3 con đường chính: đường miệng – miệng, đường phân –miệng và đường dạ dày – dạ dày. Ở trẻ nhỏ, việc lây nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu diễn ra trong gia đình và phổ biến ở những trẻ sống trong điều kiện kém vệ sinh. Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là khi cha mẹ, người lớn có thói quen hôn hít, mớm cơm cho trẻ; dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng, không rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng rất đáng lưu tâm, bởi ăn thực phẩm không được làm sạch, không được nấu chín kỹ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhiễm vi khuẩn HP.

Hóa ra vi khuẩn HP vừa nguy hiểm vừa dễ lây truyền như vậy. Bên cạnh đó, quá trình chẩn đoán và điều trị HP ở trẻ nhỏ cũng là một vấn đề nan giải. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn được không?

Việc điều trị HP ở trẻ nhỏ gặp khá nhiều khó khăn, ngay từ bước chẩn đoán đến điều trị. Trước tiên, trẻ chưa biết cách mô tả sự khó chịu của mình như đau bụng, đầy bụng, ơ hơi, ợ chua, do đó cha mẹ hay nhầm lẫn với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, nhiều cha mẹ khá chủ quan trước những biểu hiện bệnh của con khiến bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển đến mức nghiêm trọng với các biến chứng nguy hiểm như nôn ra máu, đau bụng dữ dội.

Trong điều trị, bác sĩ thường kê kháng sinh với những trẻ nhiễm vi khuẩn HP. Một phác đồ điều trị HP thường kết hợp từ 3 đến 4 loại kháng sinh, chia ra nhiều lần uống trong ngày, đồng nghĩa với việc trẻ phải uống thuốc từ 6-12 lần/ngày. Bên cạnh đó, vị thuốc đắng, khó uống cùng những tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn đi kèm khiến tuân thủ điều trị HP ở trẻ nhỏ là rất khó khăn.

PGS.TS Hoàng Công Đắc: “Nhiễm vi khuẩn HP không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ ngày càng xanh xao, chậm lớn” - 3
Việc điều trị nhiễm khuẩn HP ở trẻ gặp nhiều khó khăn ngay từ bước chẩn đoán đến quá trình điều trị

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều trường hợp thất bại trong lần đầu điều trị HP bằng kháng sinh. Điều này khó khăn hơn với những trẻ dưới 8 tuổi bị đau dạ dày do HP bởi một khi điều trị kháng sinh nhưng không khỏi thì trẻ phải sống chung với vi khuẩn HP đến khi trên 8 tuổi mới được tiếp tục điều trị. Khi này, cần phương pháp cải tiến hơn giúp trẻ có thể chung sống hoà bình với vi khuẩn HP mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ cũng như khắc phục được những bất cập của phác đồ hiện tại. Như tôi được biết, trong những trường hợp này trên thế giới đang sử dụng PylopassTM trong nhiễm khuẩn HP.

Bác sĩ có thể giải thích cụ thể hơn về phương pháp sử dụng PylopassTM trong phòng và điều trị HP không?

PylopassTM là tên của chủng lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM17648 đã phun sấy khô. Khi sử dụng qua đường uống, cấu trúc đặc hiệu giúp PylopassTM nhận biết cấu trúc bề mặt vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ qua đường tiêu hóa một cách tự nhiên. Phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ sử dụng PylopassTM mà không có bất kì tác dụng phụ nào, hạn chế tiêu cực và đẩy mặt tích cực lên giúp trẻ có thể chung sống hòa bình với khuẩn HP.

Hiện nay, PylopassTM đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới và ngày càng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng lây nhiễm vi khuẩn HP. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 10 nghiên cứu lâm sàng trên thế giới chứng minh tác dụng giảm lượng vi khuẩn HP và giảm các triệu chứng do HP gây ra trên người bệnh. Gần đây nhất, PylopassTM được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn tại Châu Âu và Hoa Kì.

Sử dụng PylopassTM tạo ra hi vọng mới giúp trẻ tránh khỏi tình trạng kháng kháng sinh, giảm thiểu nguy cơ tự ý thay đổi liệu trình dùng kháng sinh so với các phác đồ điều trị cũ. Đồng thời giúp bố mẹ dễ theo dõi tiến trình điều trị, giảm tải lượng thuốc và số lần uống thuốc trong ngày của con.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

PGS.TS Hoàng Công Đắc: “Nhiễm vi khuẩn HP không điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ ngày càng xanh xao, chậm lớn” - 4

Bộ sản phẩm TPBVSK DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website dehp.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC

Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội