1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ở nơi trả lại những nụ cười vẹn nguyên

“Tôi không thể kiềm lòng khi chứng kiến cảnh người thân sầu não vì con cháu mình bị khiếm khuyết bẩm sinh. Nhiều nhà bên nội bên ngoại giận nhau vì cháu sứt môi hở vòm miệng”, bác sĩ Phạm Văn Ái nói về những lần phẫu thuật miễn phí cho những số phận kém may mắn.

Nghẹn lòng những thân phận thiệt thòi
 
Bà ngoại bé Phạm Thị Mỹ Hạnh (Ngọc Lạc, Thanh Hóa) nhớ lại, ngày cháu chào đời, mỗi lần nhìn chiếc môi khuyết sâu của cháu là bà khóc.

Cháu Phạm Thị Mỹ Hạnh với bà và dì

Cháu Phạm Thị Mỹ Hạnh với bà và dì

Nhà nghèo, cuộc sống cả nhà chỉ trông vào ba sào ruộng, cuộc sống thiếu thốn đủ bề cho nên chẳng bao giờ gia đình bé nghĩ đến một ngày nào con của mình sẽ được phẫu thuật. Đau đớn hơn, cách đây 3 tháng mẹ bé Hằng đột ngột qua đời, sau vụ tai nạn giao thông. Vợ mất, con dị tật, chán nản người bố của Hạnh đã bỏ lại em côi cút một mình đi tìm cuộc sống mới.

Cả hai mẹ con đều không giấu nổi niềm vui khi đến với trung tâm

Cả hai mẹ con đều không giấu nổi niềm vui khi đến với trung tâm

Ngày nhận được tin Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười nhận phẫu thuật miễn phí cho trẻ em sứt môi, hở hàm ếch. Cả nhà Hạnh cứ rộn ràng chờ đến ngày được đưa cháu đến “nhập viện”. Hôm nay ra Hà Nội được các tình nguyện viên, các bác sĩ đầu ngành khám chuẩn đoán, phẫu thật, niềm vui ấy như vỡ òa với 3 ba cháu bé Hằng.

Không giống trường hợp bé Hạnh, cô gái Nguyễn Thị Phương năm nay 18 tuổi, quê huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, theo cha ra Hà Nội cũng với hy vọng tìm lại nụ cười nguyên vẹn sau 18 năm ra đời. 18 năm dị tật, giờ là một thiếu nữ, Phương đã cảm nhận được sự thiệt thòi của mình. Cô không mấy tự tin khi tiếp xúc với người lạ.

Công tác khám trước khi phẫu thuật được các bác sĩ tiến hành rất cẩn trọng

Công tác khám trước khi phẫu thuật được các bác sĩ tiến hành rất cẩn trọng

Và niềm vui lớn đã đến với gia đình ông và Phương khi Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười quyết định phẫu thuật miễn phí sứt môi, hở hàm ếch cho Phương.

“Ra Hà Nội, nhìn những đứa trẻ được phẫu thuật vui chơi, cười đùa cùng bạn bè, tôi cứ ngỡ như mơ. Cảm ơn các nhà tài trợ, nhà hảo tâm và các bác sĩ, nhất là bác sĩ Phạm Văn Ái đã giúp đỡ gia đình tôi”, ông Pháp xúc động nói.

Nơi gửi gắm lại những nụ cười

Chia sẻ với chúng tôi, Bác sĩ Phạm Văn Ái, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười cho biết, nhiều năm tiếp xúc với gia đình bệnh nhân, tôi không thể kiềm lòng khi chứng kiến cảnh người thân sầu não vì con, cháu bị tật, nhiều cặp vợ chồng đã thôi nhau, nhiều nhà bên nội bên ngoại giận nhau vì cháu sứt môi hở vòm.

Trong giờ hội chẩn trước khi vào phẫu thuật

Trong giờ hội chẩn trước khi vào phẫu thuật

“Thật không có gì vui bằng được nhìn cảnh phụ huynh xúc động bật khóc khi họ so sánh hình ảnh con mình trước và sau khi các bé phẫu thuật.”, bác sĩ Ái chia sẻ!

Giờ đây, nhiều năm gắn bó cùng chiếc áo blouse trắng, ông và các cộng sự của mình đã đặt chân đến hầu hết mọi miền của đất nước từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên để khám và mổ, chỉnh hình cho các trẻ em khuyết tật.

6 năm làm công tác nhân đạo, tính đến nay, tổng số ca khám, phẫu thuật miễn phí lên đến 3.000 ca chủ yếu chữa trị các căn bệnh như khuyết tật vận động, sứt môi, hở hàm ếch. Hành trình nhân ái kỳ diệu ấy đã giúp các em chữa khỏi bệnh để tự tin hòa nhập với cuộc sống hơn.

Cũng theo BS Phạm Văn Ái: “Ngoài việc miễn phí tiền phẫu thuật, Trung tâm còn hỗ trợ tiền đi lại, chi phí ăn ở, ngủ nghỉ cho các cháu và gia đình. Sau khi được phẫu thuật, các cháu sẽ được theo dõi cho tuổi trưởng thành. Các bác sỹ sẽ tư vấn cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ trị liệu. Có nhiều cháu phải phẫu thuật tới 3 lần mới mang lại cho cháu vẻ đẹp để cháu tự tin trong cuộc sống và giao tiếp xã hội”.

Trung tâm cũng nhận được sự giúp đỡ của các bệnh viện các tỉnh nơi đoàn đến mổ từ thiện, còn tại Hà Nội, chương trình phẫu thuật nhân đạo đã mổ cho rất nhiều ca tại Viện Y học hàng không. Trung tâm rất trân trọng sự đồng hành giúp đỡ của các bệnh viện, các cơ sở y tế “Không có những sự giúp đỡ của các đơn vị này, chúng tôi không để phục vụ cho từng ấy cháu bị dị tật trong thời gian qua”, BS Phạm Văn Ái nói.

Các gia đình có bé bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch cần phẫu thuật miễn phí có thể liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười, địa chỉ: 257 B3 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04.221.832.96, 04. 632. 924. 88.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm