Nước mía - những ai nên và không nên uống

Hà An

(Dân trí) - Nước mía chứa lượng vitamin và khoáng chất tự nhiên cao nhất của cây. Nó có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm ốm nghén, đồng thời là thức uống năng lượng lý tưởng.

Mía đã được trồng ở Ấn Độ và các khu vực khác của Đông Nam Á trong nhiều thiên niên kỷ và đã được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh phổ biến trong các hệ thống y học Ayurveda và Unani. Mía tự nhiên và các dẫn xuất trực tiếp của nó đã được sử dụng để điều trị các bệnh như: chảy máu, viêm, vấn đề về đường tiết niệu, vàng da…

Theo Ayurveda, nước mía giúp tăng cường gan của bạn và do đó được đề xuất như một phương thuốc chữa bệnh vàng da. Vàng da là tình trạng bạn thấy da và màng có sắc tố vàng do nồng độ chất được gọi là bilirubin trong dịch cơ thể tăng cao và do gan hoạt động kém. Những gì nước mía làm là bổ sung cho cơ thể bạn các protein bị mất và các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng.

Nước mía - những ai nên và không nên uống - 1

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác về lợi ích của mía tự nhiên.

Một khẩu phần (28,35 gam) nước mía cung cấp 113,43; 0,2 gam chất đạm; 0,66 gam chất béo; 25,4 gam carbohydrate. 

Mía có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đường tinh luyện, bao gồm một lượng nhỏ sắt, magie, vitamin B1, riboflavin. 

Lợi ích sức khỏe tiềm tàng của mía

Mía và các dẫn xuất của nó có một số lợi ích sức khỏe được biết đến khi tiêu thụ với số lượng vừa phải. Nhai mía hoặc uống nước mía hoặc sirô có thể giúp điều trị các vấn đề về đường tiết niệu và tăng cường chất chống oxy hóa, đồng thời mang lại lợi ích cho phụ nữ mang thai và bệnh nhân tiểu đường.

Các nghiên cứu đã chỉ ra một số lợi ích sức khỏe tiềm năng khi chọn mía thay vì đường tinh chế dưới đây:

Nước mía - những ai nên và không nên uống - 2

Lợi tiểu

Một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của nước mía đó là lợi tiểu, có nghĩa là nó giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và đảm bảo chức năng của thận. 

Mía có đặc tính lợi tiểu có thể giúp loại bỏ muối và nước dư thừa để giúp thận hoạt động tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước mía với chanh và nước dừa có thể làm giảm cảm giác nóng rát do nhiều loại vấn đề về đường tiết niệu gây ra.

Thức uống năng lượng lý tưởng

Một lợi ích sức khỏe quan trọng khác của nước mía là do nó rất giàu carbohydrate, protein, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác khiến nó trở thành thức uống năng lượng lý tưởng. Đặc biệt là trong những tháng hè, một ly nước mía mát lạnh và thực sự làm sống lại cả sức khỏe lẫn mức độ cạn kiệt năng lượng của bạn. Nó tích tụ chất lỏng trong cơ thể, giúp chống lại tình trạng khô và mệt mỏi.

Phòng bệnh

Mía chứa nhiều chất chống oxy hóa cần thiết để xây dựng và duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do (các phân tử gây tổn thương tế bào) có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề y tế như tiểu đường, sốt rét, nhồi máu cơ tim và ung thư da.

Nước mía - những ai nên và không nên uống - 3

Tăng cường trao đổi chất và giảm ốm nghén

Mặc dù đường thường liên quan đến tăng cân, nhưng tiêu thụ một ít mía có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của bạn và tăng cân vừa phải ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống nước mía với gừng có thể giúp giảm sự xuất hiện của ốm nghén và tăng cường hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai.

Tác dụng đối với bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích chọn các dẫn xuất mía trực tiếp thay vì đường tinh chế để giúp điều chỉnh chỉ số đường huyết của họ. Chất cô đặc từ mật mía đã được chứng minh là có tác dụng hạ đường huyết và ức chế sản xuất insulin. Mía cũng có thể được tiêu thụ như một loại thuốc để giúp điều trị huyết áp cao.

Nó có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên rất được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước mía không làm thay đổi đáng kể lượng đường huyết của bệnh nhân tiểu đường nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tự uống một chút nước mía. 

Ngừa sâu răng, hôi miệng

Nước mía cực kỳ giàu khoáng chất giúp ngăn ngừa sâu răng và hôi miệng.

Ngoài ra, nước mía cũng có đặc tính kiềm, có nghĩa là nó rất tốt để điều trị độ chua và bỏng dạ dày. 

Rủi ro tiềm ẩn của mía đường

Khi sản xuất đường ngày càng phát triển trên toàn thế giới, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá mức chất này, đặc biệt là đường tinh luyện, có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Hãy xem xét những điều sau đây trước khi tiêu thụ mía hoặc bất kỳ dẫn xuất đường nào thường xuyên:

Bệnh tim

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đường dẫn đến nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn. Theo một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí JAMA Internal Medicine, những người tiêu thụ trung bình khoảng 20% calo từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38% so với những người tiêu thụ khoảng 8% calo từ đường.

Huyết áp cao

Chế độ ăn nhiều đường cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề liên quan như tiểu đường, mức cholesterol cao, tăng cân… Mặc dù mía có nhiều chất dinh dưỡng hơn đường tinh luyện, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm