Những loại bệnh trẻ dễ mắc khi đi học
Cha mẹ có để ý từ khi đi học, trẻ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn? Chủ yếu mầm bệnh xuất phát từ những nhà vệ sinh không sạch khuẩn ở trường học và môi trường học tập không được chăm chút chu đáo.
4 bệnh đáng chú ý
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Nhà vệ sinh trường học là nơi chứa nhiều dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Bệnh tay chân miệng lây khi trẻ tiếp xúc với bàn ghế, sách vở, bạn bè mang mầm bệnh sau đó đưa lên miệng, mắt, mũi (đường miệng là đường có nguy cơ gây bệnh cao nhất) khiến vi-rút có điều kiện xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh.
Hơn nữa, nếu trẻ nhiễm bệnh khi không vệ sinh tay chân sạch sẽ, sau đó cầm nắm vào bồn cầu, khóa giật nước, tay nắm cửa… của những nhà vệ sinh không sạch sẽ đều có nguy cơ truyền bệnh của trẻ khác.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy do khuẩn E.Coli gây ra. E. Coli thường đi vào cơ thể qua đường miệng và thường phát tán từ phân động vật ở trang trại hoặc trẻ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, Rotavirus là một loại vi khuẩn khác có thể gây tiêu chảy. Rotavirus sống trong ruột của người nhiễm bệnh. Vi-rút này có thể lây truyền khi người khỏe mạnh tiếp xúc với phân người bệnh.
Trẻ bị mắc tiêu chảy do bị nhiễm rotavirus thường bị sốt nhẹ hoặc vừa, ói mửa, đau bụng, mất nước nghiêm trọng. Nếu tiêu chảy do do khuẩn E.Coli sẽ tiêu chảy nặng và có ra máu, có nguy cơ tổn thương về thận, đe dọa tính mạng.
Vi rút gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay, vài ngày trên các bề mặt rắn (tay nắm cửa, bồn cầu, kệ để giấy…) và tồn tại đến 21 ngày trong phân. Điều đáng lo ngại là virus Rota gần như không thể bị tiêu diệt bởi các biện pháp vệ sinh thông thường như xà phòng mà chỉ bị tiệt trừ bởi các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn.
Các bệnh về đường hô hấp
Cúm là một trong những bệnh về hô hấp dễ mắc nhất. Bạn có thể bị nhiễm loại vi rút gây bệnh đường hô hấp này trong không khí ở bất cứ đâu, đặc biệt những nơi có mật độ tập trung cao và những nơi mất vệ sinh.
RSV là một vi-rút lây nhiễm qua đường hô hấp. Nó có trong nước bọt và chất nhầy bắn ra khi ho hoặc hắt hơi, và xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mũi, mắt. Nó có thể lây lan từ người này sang người khác qua bàn tay, các bề mặt thường tiếp xúc bị nhiễm bẩn trong nhà vệ sinh, hoặc khăn giấy đã qua sử dụng...
Nhà vệ sinh ở trường học thường ít được vệ sinh hàng ngày, môi trường không khí là nguồn nguy cơ gây bệnh cao nhất. Hơn nữa việc tiếp xúc với những chất nhầy, dịch bẩn… bị lưu lại trên bồn cầu, tay nắm cửa, trong không khí… khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, cha mẹ và thầy cô nên hướng dẫn các con cách bảo vệ mình và bảo vệ môi trường xung quanh bằng những thói quen đơn giản như che miệng khi ngáp, hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay để tránh lây vi khuẩn cho người khác qua bàn tay...
Giữ vệ sinh trường học như thế nào?
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, trong năm 2012 đã có 157.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 45 trường hợp tử vong. Đến năm 2013, chỉ mới 5 tháng đầu năm, các bệnh tay chân miệng, cúm H1N1, H5N1, tiêu chảy… cũng đã lan rộng trên cả nước. Cũng theo Cục Y tế dự phòng, những bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ em lứa tuổi đi học.
Do đó, để phòng bệnh, cần hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh chung: Không đưa tay lên mũi, mắt, miệng khi chưa rửa tay; học cách hắt hơi vào khuỷu tay…
Về phía nhà trường, người lớn nên có ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho trường học, từ nhà vệ sinh tới phòng học, phòng thể dục, nhà ăn…Với phòng vệ sinh trường học - nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn nhất, nhà trường nên sử dụng các sản phẩm cọ rửa chuyên dụng, có khả năng diệt sạch hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh để ngăn ngừa hiểm họa dịch bệnh lây nhiễm qua nhà vệ sinh bẩn - nỗi ám ảnh học đường của các con.