Những gì bạn ăn tác động như thế nào đến ung thư tuyến tiền liệt?

Hà An

(Dân trí) - Có một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng thực phẩm bạn ăn có ảnh hưởng gì đến những người đang mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới Mỹ. Khoảng một trong số 9 nam giới sẽ nhận được chẩn đoán này trong suốt cuộc đời của họ.

Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến triển vọng của bạn đối với căn bệnh nghiêm trọng này. Chủ động thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn ăn một chế độ ăn uống "phương Tây" điển hình, có thể giúp cải thiện triển vọng của bạn.

Những gì bạn ăn tác động như thế nào đến ung thư tuyến tiền liệt? - 1

Nghiên cứu nói lên điều gì về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và ung thư tuyến tiền liệt

Tác động của chế độ ăn uống đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt đang được tích cực nghiên cứu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kế hoạch ăn uống dựa trên thực vật có thể là lựa chọn tốt nhất cho nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt.

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và thực phẩm giàu chất béo có vẻ không tốt cho những người bị ung thư tuyến tiền liệt.

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như đậu nành, trái cây và rau quả, có thể có tác dụng ngược lại. Tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể giúp làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới mắc bệnh này.

Thực phẩm nên ăn và tránh

Nếu bạn muốn một chế độ ăn dựa trên thực vật, các loại thực phẩm nên ăn bao gồm:

- Hai khẩu phần cà chua và các sản phẩm từ cà chua mỗi ngày. Cà chua chứa nhiều lycopene, một chất chống ôxy hóa có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt.

- Hai phần ăn mỗi ngày của các loại rau họ cải. Các loại rau thuộc nhóm này bao gồm bông cải xanh, cải ngọt, cải Brussel, cải ngựa, súp lơ trắng, cải xoăn và củ cải. Những loại rau này chứa nhiều isothiocyanates, có thể giúp bảo vệ khỏi ung thư.

- Ít nhất một khẩu phần rau và trái cây chứa nhiều carotenoid mỗi ngày. Carotenoids là một họ chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong các loại rau có màu cam và xanh đậm như cà rốt, khoai lang, dưa đỏ, bí mùa đông và các loại rau lá xanh đậm.

- Một đến hai khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột yến mạch, hạt quinoa, lúa mạch, hạt kê, kiều mạch và gạo lứt.

- Ít nhất một khẩu phần đậu hoặc các loại đậu hàng ngày. Chứa nhiều protein và ít chất béo, đậu và các loại đậu bao gồm đậu nành và các sản phẩm từ đậu tương, đậu lăng, đậu phộng, đậu gà và carob.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên hạn chế:

- Thịt đỏ.

- Thịt đã qua chế biến.

- Các nguồn chất béo động vật bão hòa khác, bạn chỉ nên ăn một thìa bơ, một cốc sữa nguyên chất hoặc 2 lòng đỏ trứng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm