Những điều cần lưu ý khi lựa chọn men vi sinh
(Dân trí) - Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học khẳng định sử dụng các chế phẩm men vi sinh đa chủng hiệu quả hơn sử dụng men vi sinh đơn chủng.
Lựa chọn men vi sinh đa chủng hay đơn chủng?
Sử dụng men vi sinh trong các gia đình cho trẻ em hay người lớn là một giải pháp chăm sóc sức khỏe trở nên phổ biến, bởi những lợi ích mà chế phẩm này mang đến cho cơ thể.
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, men vi sinh, trong thành phần có thể chứa đơn chủng lợi khuẩn (1 chủng) hoặc nhiều chủng kết hợp. Một sản phẩm men vi sinh đảm bảo, dù là đơn chủng hay đa chủng đều phải chứng minh được hiệu quả và an toàn với người dùng.
Đặc biệt, ở những chế phẩm men vi sinh chứa nhiều chủng lợi khuẩn, cần có bằng chứng chỉ ra các chủng khi hoạt động, không đối kháng lẫn nhau và có hiệu quả cụ thể khi kết hợp, tránh việc ngoại suy công dụng từ một chủng riêng biệt.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội) cho biết, men vi sinh (Probiotics) được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Bằng chứng là số lượng các nghiên cứu liên quan đến men vi sinh không ngừng tăng lên sau mỗi năm trên trang Thư viện Y khoa Hoa Kỳ (Pubmed).
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu tổng hợp nào đủ chặt chẽ, khẳng định việc bổ sung nhiều lợi khuẩn sẽ có hiệu quả hơn so với bổ sung 1 chủng lợi khuẩn.
Bổ sung liều lượng men vi sinh như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), men vi sinh (Probiotics) là các vi sinh sống có lợi, khi được bổ sung một lượng đủ sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể.
Từ định nghĩa WHO đưa ra, liều lượng "đủ" cần thiết hơn liều lượng lớn. Trong mỗi chế phẩm men vi sinh, chứa các chủng lợi khuẩn khác nhau. Do đó, liều lượng được coi là đủ của mỗi chủng lợi khuẩn cũng khác nhau.
Có những chủng cần đến liều lượng 1- 2 tỷ CFU (đơn vị tính liều của lợi khuẩn) mới có thể mang đến hiệu quả, nhưng cũng có chủng men như L.reuteri DSM 17938 chỉ cần đến liều 100 triệu lợi khuẩn là phát huy hiệu quả khi bổ sung. Liều lượng phải được chứng minh hiệu quả bằng nghiên cứu lâm sàng (theo tài liệu Khuyến cáo men vi sinh 2023 của Tổ chức tiêu hóa thế giới - WGO).
Vậy nên, khi sử dụng men vi sinh, người dùng nên theo khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất, thay vì, cho rằng bổ sung liều lượng càng lớn càng tốt.
Ưu tiên lựa chọn men vi sinh có nghiên cứu
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, hiện nay có nhiều các chủng vi khuẩn hay các men vi sinh khác nhau. Tuy nhiên, chủng được những người có chuyên môn khuyến cáo là chủng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bởi những chủng này đã được chứng minh về hiệu quả và an toàn đối với người dùng, phản ánh kết quả sau cùng khi bổ sung. Đây mới là yếu tố quan trọng, thay vì chỉ lựa chọn dựa trên thành phần đa chủng hay đơn chủng mà không hiểu rõ về mặt nghiên cứu trước đó.
Chủng lợi khuẩn L.reuteri DSM 17938 (tên thương mại BioGaia Protectis) là chủng khuẩn được phân lập từ sữa mẹ, được đánh giá về hiệu quả và tính an toàn qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.
Cụ thể, tính đến hết năm 2022, L.reuteri DSM 17938 đã có đến 177 nghiên cứu, thực hiện trên nhiều đối tượng từ trẻ sơ sinh, sinh non, trẻ em, người lớn hay phụ nữ có thai. Đặc biệt, chủng này được ghi nhận có nghiên cứu dùng trên trẻ sinh non nhẹ cân chỉ 400 gram.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng trên L.reuteri DSM 17938 cho thấy phù hợp với các đối tượng trẻ em, người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, trẻ bị đau bụng co thắt (Colic) hay đối tượng phải dùng kháng sinh dài ngày.
BioGaia Việt Nam
Nhập khẩu và chịu trách nhiệm tại Việt Nam bởi: Công ty TNHH Công nghệ BioVågen Việt Nam
Địa chỉ: tầng 20, tòa nhà Icon 4, số 243A Đê La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243 684 9999
Website: https://biogaia.vn/
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioGaia Protectic baby drops có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 3286/2020/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 15/10/2020.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioGaia Protectic tablets có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 3285/2020/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 15/10/2020.
Các thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.