Những điểm nổi bật của Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu 2015

(Dân trí) - Từ 10-13/3/2015, Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu 2015 do Bệnh viện Bạch Mai, Liên đoàn Cấp cứu quốc tế (IFEM), Sở Y tế Quảng Ninh cùng một số đơn vị trong nước và quốc tế phối hợp được tổ chức tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thủy tặng hoa Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên chúc mừng Hội nghị

Tới dự lễ khai mạc (ngày 9/3) có PGS. TS. Nguyễn Thị Xuyên - Thứ Trưởng Bộ Y tế,  đánh giá cao vai trò và nỗ lực của Phân hội Cấp cứu Việt Nam, Sự ủng hộ to lớn của Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cùng sự hỗ trợ to lớn của Liên đoàn Cấp cứu Thế giới đã hỗ trợ và giúp đỗ ngành cấp cứu Việt nam phát triển trở thành đơn vị Anh hùng trong công tác bảo vệ tính mạng người bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngay sau lễ khai mạc với sự tham dự của hơn 500 đại biểu là các khách mời quốc tế đến từ Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia,Đài Loan… và các bác sĩ chuyên ngành cấp cứu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, đã diễn ra 4 hội thảo chuyên đề gồm: Hội thảo về cấp cứu đột quỵ não cấp và xây dựng hệ thống cấp cứu đột quỵ não cấp; Hội thảo chuyên ngành cấp cứu dành cho bác sỹ tại Bệnh viện Bãi Cháy; Hội thảo chuyên ngành cấp cứu dành cho điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh và tập huấn kiến thức cấp cứu chấn thương sọ não trước khi đưa vào bệnh viện. Trong đó, Hội thảo chuyên ngành cấp cứu sẽ diễn ra trong 3 ngày (11-13/3) với 300 bác sĩ và điều dưỡng tham dự. Đây cũng là những điểm nổi bật của Hội nghị lần này.

PGS.TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam và TS.BS Đỗ Ngọc Sơn,
PGS.TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam và TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai - Tổng thư ký Phân Hội cấp cứu Việt Nam

Trong một hội thảo bên lề hội nghị, TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai - Tổng thư ký Phân Hội cấp cứu Việt Nam, cho biết Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai đã nêu ra 2 trường hợp bệnh nhân đặc biệt: Một là bệnh nhân nữ (hơn 60 tuổi), viện trong tình trạng lơ mơ, khó thở, kết quả xét nghiệm cho thấy nhịp tim 130, huyết áp 80/40, phổi nhiều ran ẩm, gan to, phổi nhiều dịch. Các bác sĩ khoa A9, Bạch Mai nhận định bệnh nhân bị suy tim nặng (tổn thương nhiều bên tim).

Trường hợp thứ 2 là 1 bệnh nhân nam gần 80 tuổi, tiền sử hút thuốc lá nhiều năm, được chẩn đoán mắc COPD tại TT Hô hấp BV Bạch Mai. 3 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân sốt, đờm đặc đục, khó thở tăng. Khi bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu A9 BV Bạch Mai, các bác sĩ ngay lập tức phải thực hiện bóp bóng, đặt nội khí quản, sử dụng các thuốc để giãn phế quản đồng thời tăng cường dinh dưỡng do bệnh nhân quá gầy (nặng có hơn 30kg).

Và khi xử trí 2 trường hợp này, câu hỏi đặt ra với các bác sĩ là thở máy như thế nào để bảo vệ phổi, tránh biến chứng; làm thế nào để xác định được thời điểm bỏ máy thở, rút nội khí quản cho bệnh nhân; làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng phù hợp, cải thiện tình trạng suy kiệt của bệnh nhân….

Bởi 1 nghiên cứu cho thấy 24% các bệnh nhân được thông khí cơ học sẽ phát triển thành tổn thương phổi do thở máy (VILI) ngoài các bệnh như Tổn thương phổi cấp (ALI) hoặc Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). Nguyên nhân là do thể tích và áp lực khí truyền tới phổi quá nhiều.

Về dinh dưỡng, một nghiên cứu chéo tại một bệnh viện lớn cho thấy tổng cộng 19% số bệnh nhân từ 6 tháng đến 18 tuổi và 33,3% bệnh nhân trưởng thành tuổi từ 19 trở lên bị cho là sai dinh dưỡng. Với chức năng theo dõi chuyển hóa của máy thở, bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp cân bằng dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân, một bước vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Cung cấp dinh dưỡng cần thiết còn có thể giúp giảm chi phí chữa bệnh và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.

Về cai máy thở, các chuyên gia cho biết việc cai máy thở cho bệnh nhân không đơn giản, nhiều trường hợp vừa rút máy thở ít phút lại phải lập tức nối lại, khiến cho các bác sĩ rất vất vả.

Và việc sử dụng máy thở CARESCAPE R860 do GE sản xuất đã giúp làm sáng tỏ các câu hỏi trên nhờ các chức năng cung cấp các thông số theo dõi cao cấp, cung cấp chiến lược thông khí bảo vệ phổi để bác sĩ đưa ra quyết định chính xác hơn và giảm nguy cơ máy thở gây tổn thương cho bệnh nhân; chức năng thông báo những thông tin về dinh dưỡng của người bệnh ngay trên màn hình cảm ứng, giúp cácbác sĩ nhận biết trường hợp bệnh nhân đang bị nuôi ăn sai; tính năng Thử nghiệm thở tự nhiên (SBT) giúp các bác sĩ biết được khi nào bệnh nhân sẵn sàng bỏ ống và tự thở.

Nhân Hà